Đoàn kết trên cơ sở đấu tranh và tự phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết (Trang 25 - 26)

III. Nguyên tắc đoàn kết trên cơ sở đấu tranh và tự phê bình:

2. Đoàn kết trên cơ sở đấu tranh và tự phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Trong khối đại đoàn kết tập hợp lực lượng giai cấp, xã hội, các thành viên vừa có mục tiêu, nguyện vọng, lợi ích chung vừa tồn tại những mục tiêu, nguyện vọng lợi ích riêng và bên cạnh những nhân tố tích cực, tiên tiến vẫn còn những nhân tố tiêu cực chậm tiến.

Giải quyết những vấn đề đó. Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh phương châm

“cầu đồng tôn dị”, lấy cái chung, đề cao cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Mặt khác, Người chú trọng thực hiện đoàn kết gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết. Người lưu ý đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau. Bác nói: “Tự phê bình rồi lại phê bình người khác nữa: Ví dụ Tôi làm điều xấu, các đồng chí trông thấy, phải phê bình cho tôi sửa chữa ngay. Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy, lại lấy cớ nể “cụ” không nói, là tôi mang nhọ mãi. Nhọ ở trên trán không quan trọng, những nếu có vết nhọ trong óc, ở tinh thần, mà không nói cho người ta sửa tức là hại

*******************************************************************************người... Thấy cái xấu của người mà không phê bình là khuyết điểm rất to, không phê người... Thấy cái xấu của người mà không phê bình là khuyết điểm rất to, không phê bình tức là để cái xấu người ta phát triển lên”1.

Về cách phê bình, Người chỉ rõ: “Mục đích phê bình là cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ.

Vì vậy phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, phải vạch rõ cả ưu điểm, khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người.

Những người bị phê bình thì phải vui lòng nhận xét để sửa đổi, không nên vì phê bình mà nãn chí, hoặc oán ghét”2.

Khi đã vạch rõ những ưu điểm khuyết điểm thì phải hành động, có như vậy việc phê bình mới có hiệu quả. Nếu “người có ưu điểm thì phải cố gắng thêm và người khác phải có gắng bắt trước. Mọi người phải tích cực sửa chửa khuyết điểm của mình và giúp anh em sửa chữa khuyết điểm của họ. Mọi người phải nhớ rằng, cộng nhiếu khuyết điểm nhỏ trở thành một khuyết điểm to, sẽ rất có hại. Cộng nhiều ưu điểm nhỏ thành một ưu điểm lớn, rất có lợi cho Đảng và công cuộc kháng chiến.” Vì vậy theo Bác Hồ “các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người, mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hể thấy khuyết điểm phải kiên quyết sửa chữa. Nếu không kiên quyết sửa chữa thì cũng như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng”. Phê bình cũng như chữa bệnh cứu người, vì vậy phải mang tính khách

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, HN 1980 – 1989, tập 4, tr 435 – 436.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w