III. Nguyên tắc đoàn kết trên cơ sở đấu tranh và tự phê bình:
2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN 1995, Tập 8, tr
*******************************************************************************
quan, không nên khách sáo, không nhỏ nhen, gian xảo, không vội vàng quy kết đồng chí mình, nhất là những vấn đề liên quan đến sinh mệnh chính trị của họ.
Tự phê bình và phê bình phải công khai có nghĩa là đấu tranh đưa ra những ưu điểm, khuyết điểm rồi phân tích rõ, xem xét, đánh giá. Tránh tình trạng “việc gì cũng không phê bình trước mặt mà để nói sau lưng”. Đó là hành động cần phải phê phán.
Hồ Chí Minh chỉ rõ cái bệnh “thừa nhận cái sai, cái tốt, cái dốt, cái kém của mình thì sợ mất thể diện, mất uy tín, mất địa vị.” “Thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất để sữa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm. Vì vậy chẳng những ta phải thực hiện mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng, trong cơ quan chính quyền mà chúng ta còn phải oan nghênh những lời phê bình thành thật của nhân dân”1.
Hồ Chí Minh nêu rõ thế nào là tự phê bình và phê bình, mục đích của nó đối với cách mạng nước ta cũng như tính ưu việt của chế độ ta so với chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Tự phê bình: Là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm.
- Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ.
- Mục đích tự phê bình và phê bình nhằm giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, cùng nhau tiến bộ.
*******************************************************************************
Từ xưa đến nay, không có bao giờ bọn phong kiến, tư bản đế quốc thực dân tự phê bình và để người khác phê bình chúng. Vì chúng không muốn, mà cũng không thể sửa chữa khuyết điểm căn bản của chúng là chế độ người bóc lột người. Hơn nữa phê bình thì bị chúng khủng bố. Chỉ có nhân dân dám phê bình chúng bằng cách mạng đánh đổ chúng.
Dưới chế độ dân chủ nước ta, thì mọi người trước hết là mọi cán bộ, mọi cơ quan và các đoàn thể cần phải thật thà tự phê bình và hoan nghênh người khác phê bình mình. Phê bình phải có thái độ thành khẩn, tính chất xây dựng. Không nên phê bình ẩu, phê bình suông. Khi phê bình cần phải xét nguyên nhân của khuyết điểm, phải cân nhắc đến ưu diểm, phải đề ra cách sửa chữa. Thí dụ: Nhân dân ta mạnh dạn phê bình. Đó là một điều rất tốt, thế là dân chủ thực sự.
Chỉ có một đảng chân chính cách mạng và chính quyền thật dân chủ mới dám mạnh dạn tự phê bình, hoan nghênh phê bình, và kiên quyết sửa chữa.
Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ lòng chân thành, nhân ái vì mục tiêu tăng cường sự đoàn kết nhất trí. Hồ Chí Minh viết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tính thân ái mà cảm hoá họ. Có như vậy mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”1. Nguyên tắc này thống nhất với tư tưởng nhân văn, nhân bản và niềm tin của Hồ Chí Minh vào tính hướng thiện của con người. Người nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.