Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 33 - 35)

III. Quá trình vận dụng của Đảng.

2. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn

của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội chưa qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế đang mở rộng, để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI.

Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, ta cần phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhưng chủ yếu vẫn phải lấy nguồn lực bên trong làm gốc, có phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước mới sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Quán triệt quan điểm đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội IX nhấn mạnh: “động lực chủ yếu để phát triển đất nước

là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tri thức, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Cụ thể là phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực trong nhân dân. Tiềm lực của hơn 83 triệu dân ta về sức lực, của cải, trí tuệ, tài năng… thật là to lớn. Làm thế nào để khơi dậy các nguồn nội lực đó?

Để công nghiệp hóa, hiện đại hoá chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát huy hết mọi khả năng của mình trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Bước vào hội nhập, cần giữ vững độc lập tự chủ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc mà nhân tố quyết định là phát triển nguồn lực con người. Đảng ta đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ chiến lược giỏi, đội ngũ tri thức, cán bộ khoa học có trình độ cao, đội ngũ những người lao động có tay nghề. Bởi thực tế đất nước ta hiện nay thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ giỏi, thật sự có năng lực làm việc nhưng chúng ta lại thừa những người có bằng cấp nhưng năng lực thực tiễn yếu. Vừa thừa, vừa thiếu đang là vấn đề nan giải đặt ra đòi hỏi cần được giải quyết.

Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ, bồi dưỡng ý thức làm chủ của người dân. Việc thực hiện dân chủ hoá ở cơ sở vừa qua đã đem lại những kết quả nhất định, góp phần khắc phục phần nào tệ quan liêu, tham nhũng, chuyên quyền, độc đoán, xa dân,… Chúng ta đang phấn đấu thực hiện tốt khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nghĩa là dân chủ hoá phải gắn liền với cụ thể hoá, công khai hoá những chủ trương, chính sách, dự án… để mỗi cấp, mỗi người dân biết đựơc việc của mình, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có như vậy xã hội mới lành mạnh, lòng dân mới yên.

Tóm lại, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Ngày nay, Đảng ta đã khẳng định nó là

động lực cơ bản nhằm khơi dậy sức mạnh của toàn dân tộc để tiếp tục sự nghiệp đổi mới thắng lợi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w