Các phần tử lưu lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ EDGE và ứng dụng trong mạng thông tin di động MobiFone (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 3 : NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ EDGE

3.1 Tổng quan về công nghệ

3.1.2 Các phần tử lưu lượng

Với việc giới thiệu dữ liệu gói thì giới hạn ứng dụng đối với người dùng được mở rộng ra rất nhiều: Chúng ta hướng đến thế giới đa phương tiện.

Và như thế thì việc tính toán lưu lượng không thể chỉ còn gói gọn trong công thức Erlang B nữa. Chúng ta cần một mô hình tiện dụng hơn nhiều là mô hình Multi-Service Traffic.

3.1.2.1. Mô hình Multi-Service Traffic

Định nghĩa hoàn chỉnh của mô hình Multi-Service Traffic phân chia giưa mức session (ví dụ là người dùng quay số tới nhà cung cấp dịch vụ Internet), một mức page (ví dụ là việc tải một trang HTLM đã được chọn), và một mức gói (việc phân mảnh các gói tin thực sự định tuyến từ máy chủ tới khách hàng).

Mô hình này được thiết lập với tất cả các dịch vụ được yêu cầu, tính toán tỉ lệ số liệu trung bình và đỉnh cho việc thiết kế mạng. Đây là vấn đề tính toán rất phức tạp. Nếu muốn tham khảo thêm chúng ta có thể tìm đọc tài liệu của đại học Malaga: "A page-oriented WWW traffic model for wireless

system simulations" (A. Reyes-Lecuona, E. González-Parada, E.Casilari, J. C.Casasola and A. Díaz-Estrella).

Định nghĩa về mô hình Multi-Service Traffic được hình tượng hóa như sơ đồ dưới đây:

Bởi vì việc ấn định PDCH động có thể thực hiện được nên mô hình có khả năng kết hợp lưu lượng của cả chuyển mạch gói lẫn chuyển mạch kênh. Việc tính toán lưu lượng độc lập cho cả hai loại và tính chung sẽ được dùng để thiết kế giao diện vô tuyến.

Sau đây là một ví dụ đơn giản của việc tính toán lưu lượng thực tế cho một cell.

Sử dụng mô hình Multi-Service Traffic đơn giản với việc ấn định kênh PDCH động, thì lưu lượng yêu cầu có thể được phục vụ bởi 14 TS trên giao diện vô tuyến, chúng ra sẽ phải thiết lập một cell có 2 TRX.

Việc tính toán nguồn tài nguyên yêu cầu cho cả hai loại chuyển mạch kênh và gói độc lập nhau sau đó cộng kết quả lại thì chúng ta sẽ phải cần 19 TS, và như thế yêu cầu đối với 1 cell là 3 TRX.

3.1.2.2. Khả năng của các MS

Các nhóm và loại khác nhau của MS được định nghĩa trong GPRS/EDGE. Đầu tiên có ba nhóm thiết bị MS GPRS/EDGE được hỗ trợ:

- Nhóm A: Có thể sử dụng cả các dịch vị gói và dịch vụ kênh đồng thời. - Nhóm B: Có thể giám sát các kênh điều khiển của các dịch vụ kênh lẫn dịch vụ gói đồng thời nhưng chỉ vận hành được một loại dịch vụ trong một thời điểm.

- Nhóm C: Chỉ thực hiện kết nối được với một loại dịch vụ trong một thời điểm.

Số lượng cực đại PDCH được gán cho một MS phụ thuộc vào nhóm multi-slot của MS. Việc này quyết định khả năng cực đại của người sử dụng và được chia thành các loại sau:

- Loại MS: + Loại 1: MS đơn (chỉ truyền hoặc nhận).

+ Loại 2 : MS tích hợp (nhận và truyền đồng thời). - Số lượng cực đại TS nhận/truyền trong khung TDMA. Ví dụ 1+1 (1 TS cho downlink cộng với 1 TS cho uplink), 3+1(3 TS cho downlink cộng với 1 TS cho uplink).

- Thời gian cực tiểu (trong các TS) giữa nhận, truyền và các phép đo. Các MS EDGE còn có thể được chia thành hai nhóm nhỏ như sau:

- Loại với khả năng điều chế 8PSK chỉ có ở đường xuống ( chỉ sử dụng MCS-1 tới MCS-4 cho đường lên).

- Loại có khả năng điều chế 8PSK chỏ cả hai đường lên xuống.

Có sự phân chia này là do sự không cân bằng tải giữa đường lên và đường xuống trong sử dụng dịch vụ của người dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu công nghệ EDGE và ứng dụng trong mạng thông tin di động MobiFone (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)