Dạng vân cơ bản và các điểm đặc trƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thuật toán phân mảnh chỉ bản mười ngón dựa trên kỹ thuật véctơ hóa ảnh đường nét và ứng dụng (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY TỰ ĐỘNG

2.2 BÀI TOÁN PHÂN LOẠI VÂN TAY TỰ ĐỘNG THEO DẠNG CƠ BẢN

2.2.3. Dạng vân cơ bản và các điểm đặc trƣng

Các phƣơng pháp phân loại vân tay đều dựa vào các đặc trƣng cơ bản của vân tay nhƣ tâm điểm, tam phân điểm và số đếm vân để phân loại thành các dạng cơ bản.

- Tâm điểm

Thông thƣờng tâm điểm chỉ xuất hiện trong vân hình quai và hình xoáy, song trong các hệ thống nhận dạng vân tay tự động, tâm cũng đƣợc qui định cho cả vân hình cung.

Hình 2.8: Tâm điểm với vân hình cung.

Đối với thành phần vân hình xoáy, các tâm điểm là các điểm cong nhất của vòng vân trong cùng, một vân xoáy thƣờng có dạng hình tròn, hình ô-van, vì vậy, có thể có một đến hai tâm điểm, đặc biệt những vân tay có nhiều thành phần vân khác nhau có thể có ba đến bốn tâm (xoáy bất thƣờng).

- 47 –

Hình 2.9: Tâm điểm với vân hình xoáy.

Đối với thành phần vân hình quai, có thể xác định một tâm điểm, đó là điểm cong nhất của đƣờng vân quai trong cùng.

Hình 2.10: Tâm điểm với vân hình quai.

- Tam phân điểm

Để xác định đƣợc tam phân điểm ngƣời ta căn cứ vào hình dạng và độ cong của chúng để lần lƣợt xếp loại các đƣờng vân trên các vùng lân cận của tam giác vào một trong ba dòng vân tƣơng ứng (dòng trên, dòng trung tâm, dòng dƣới), cho đến khi tìm thấy đặc điểm không thể xếp vào dòng nào đƣợc nữa thì điểm ấy chính là tam phân điểm. Tam phân điểm có một số hình dạng chính sau đây:

- 48 –

d/ Đen đ/ Đen có đặc điểm e/ Tam giác

Hình 2.11: Các dạng cơ bản về tam phân điểm.

Đối với trƣờng hợp chỗ giao nhau của ba dòng đƣờng vân không có điểm, đoạn vân hay điểm giao nhau thì ta lấy điểm trung tâm của vùng tam giác làm tam phân điểm. Tam phân điểm không nhất thiết bao giờ cũng nằm trên một đƣờng vân nào đấy.

- Số đếm vân và phương pháp đếm vân

Trong hệ thống phân loại vân tay tự động ngƣời ta chú ý khai thác triệt để dấu hiệu số lƣợng các đƣờng vân nằm giữa tam phân điểm và tâm điểm đối diện tƣơng ứng (đối với vân tay hình quai và hình xoáy).

Để xác định đƣợc số lƣợng đƣờng vân này ngƣời ta thƣờng dùng đoạn thẳng nối tam phân điểm và tâm điểm, rồi tính số lƣợng đƣờng vân cắt đoạn thẳng đó. Qui tắc đếm số lƣợng đƣờng vân đƣợc qui định nhƣ sau:

- Không tính các đƣờng vân đi qua tâm điểm, tam phân điểm. - Nếu đƣờng đếm vân cắt điểm rẽ nhánh thì chỉ tính một lần.

- Nếu đƣờng đếm vân cắt đƣờng vân cụt tại điểm cụt hoặc cắt đoạn vân ngắn (< 2mm), các đƣờng vân mảnh không đủ độ nét bình thƣờng thì không tính.

- Chú ý rằng số đếm vân trái là số đếm vân giữa tâm điểm và tam phân điểm trái, số đếm vân phải là số đếm vân giứa tâm điểm với tam phân điểm phải. Ngoài ra ta có thể đƣa thêm khái niệm số đếm vân giữa là số đếm vân giữa 2 tâm điểm (nếu có).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thuật toán phân mảnh chỉ bản mười ngón dựa trên kỹ thuật véctơ hóa ảnh đường nét và ứng dụng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)