Điều kiện nhận biết những dạng vân cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thuật toán phân mảnh chỉ bản mười ngón dựa trên kỹ thuật véctơ hóa ảnh đường nét và ứng dụng (Trang 49 - 54)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHẬN DẠNG VÂN TAY TỰ ĐỘNG

2.2 BÀI TOÁN PHÂN LOẠI VÂN TAY TỰ ĐỘNG THEO DẠNG CƠ BẢN

2.2.4. Điều kiện nhận biết những dạng vân cơ bản

Căn cứ vào những hình dạng chung nhất của các dòng đƣờng vân, ngƣời ta qui ƣớc chia vân tay ra làm một số dạng cơ bản. Sau đây là một số dạng cơ bản theo chuẩn ANSI/NIST 2.0:

- Loại vân hình cung:

o Cung thƣờng (Plain Arch). o Cung trồi (Tented Arch).

- Loại vân hình quai:

o Quai trái (Left Slant loop) o Quai phải (Right Slant loop) o Quai búp (Central Poket loop)

- 49 –

- Loại vân hình xoáy:

o Xoáy thƣờng (Plain Whorl) o Xoáy đôi quai (Double loop)

o Xoáy bất thƣờng (Accidental Whorl)

- Loại thƣơng tật, không xác định: o Sẹo, tật (Scar)

o Cụt (Amputation)

o Không xác định (Unknown).

Điều kiện nhận biết loại vân hình cung

+ Loại vân hình cung thường:

Trong loại vân hình cung thƣờng các đƣờng vân chạy từ một bên vào, đến giữa nhô lên rồi chạy sang phía bên kia (hoặc có xu hƣớng chạy sang phía bên kia) tạo thành hình những chiếc cung xếp chồng lên nhau. Có thể nói, loại vân hình cung thƣờng không có thành phần vân khác ở vùng trung tâm vì đơn giản là nó không có tam phân điểm.

Hình 2.12: Mô tả loại vân hình cung thƣờng.

+ Loại vân hình cung trồi :

Trong loại vân hình cung trồi đa số đƣờng vân đều tuân theo qui luật giống nhƣ ở cung thƣờng nhƣng nó khác ở chỗ nó xuất hiện dấu hiệu của vùng vân trung tâm, tại đó có một số đƣờng vân không tuân theo qui luật nào cả. Những đƣờng vân này thƣờng là một đoạn vân thẳng đứng, tạo với đƣờng nằm ngang một góc xấp xỉ 90 độ

- 50 –

hoặc có thể là một đƣờng vân cụt, một đoạn vân ngắn có xu hƣớng chạy lên làm cho hình dáng của dấu vân giống nhƣ mái lều, đôi khi trông giống nhƣ cây thông; có khi những đƣờng vân này có thể là một vòng xoáy hay một quai, nhƣng chƣa đủ yếu tố để xếp chúng vào dạng xoáy hoặc dạng quai. Nhƣ vậy, loại vân hình cung trồi có tam phân điểm và tâm điểm, nhƣng không có số đếm vân (=0).

Hình 2.13: Mô tả loại vân hình cung trồi.

Điều kiện nhận biết loại vân hình quai

+ Loại vân hình quai trái và quai phải:

Trong loại vân hình quai đa số đƣờng vân từ một bên chạy vào đến giữa nhô lên rồi uốn vòng trở lại trông giống nhƣ những cái quai xếp chồng lên nhau.

Một vân hình quai phải thoả mãn đầy đủ cả ba điều kiện sau đây:

- Có ít nhất một vân hình quai trọn vẹn.

- Có một tam phân điểm.

- Có số đếm vân ít nhất là 1.

Hình 2.14: Mô tả loại vân hình quai.

+ Loại vân hình quai búp:

Trong loại quai búp, các chân của các đƣờng quai không chạy song song với nhau mà khép kín lại hay có xu hƣớng khép kín lại, trông giống nhƣ hình búp. Một vân quai đƣợc xếp vào loại quai búp ít nhất có một vân quai hình búp. Các vân tay loại quai

- 51 –

búp có thể có hai tam phân điểm, đôi khi trông rất gần với dạng xoáy, song chƣa đủ điều kiện để xếp vào dạng xoáy do số đếm vân một trong hai phía bằng không.

a/ Quai búp nhỏ b/ Quai búp lớn

Hình 2.15: Mô tả một số loại quai búp.

Các vân hình quai và quai búp đều đƣợc phân ra thành hai loại: quai trái và quai phải, tuỳ theo chân quai chạy về bên trái hay bên phải. Việc nhận biết vân quai tuy đơn giản, song cũng rất dễ bị nhận nhầm vì một dấu vân tay dạng đôi quai hay dạng xoáy bất thƣờng có thành phần quai, khi bị che khuất một phần trông chẳng khác gì một vân tay dạng quai.

Điều kiện nhận biết loại vân hình xoáy

+ Loại vân hình xoáy thường:

Trong dấu vân hình xoáy các đƣờng vân thƣờng chạy vòng quanh tâm điểm, tạo thành những hình tròn, hình elíp, hình xoắn ốc.

Điều kiện cần thiết của vân xoáy thƣờng là:

- Có ít nhất 1 tâm điểm, có 2 tam phân điểm.

- Có số đếm vân cả hai phía ít nhất là 1.

- Có 1 đƣờng vân xoáy (một đƣờng vân tròn hoặc hình bầu dục).

- 52 –

Hình 2.16: Một số đặc điểm của loại vân hình xoáy thƣờng.

+ Loại vân hình xoáy đôi quai:

Xoáy đôi quai đƣợc tạo thành do hai hệ thống quai đối đầu nhau và cùng xoáy theo một hƣớng (hoặc trái, hoặc phải) tạo nên một lớp đƣờng vân hình chữ S (thuận hoặc ngƣợc) ở khu trung tâm vân tay. Xoáy đôi quai có hai tam phân điểm, hai tâm điểm.

Điều kiện cần thiết của vân xoáy đôi quai là:

- Có 2 tâm điểm ứng với hai thành phần quai.

- Có 2 tam phân điểm.

- Có 1 đƣờng vân hình chữ S

- Có số đếm vân cả hai phía ít nhất là 1.

Hình 2.17: Mô tả loại vân hình xoáy đôi quai.

- 53 –

Là loại xoáy trong đó ngoài thành phần xoáy ra còn có thể xuất hiện cả thành phần vân quai hoặc cung trồi ở khu trung tâm vân tay. Xoáy bất thƣờng có từ 3 tâm điểm hoặc 3 tam phân điểm trở lên và hình dạng nói chung rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên, loại xoáy này chiếm tỉ lệ rất ít.

Hình 2.18: Mô tả loại vân hình xoáy bất thƣờng.

Các loại vân khuyết tật:

Loại vân khuyết tật bao gồm hai trƣờng hợp sau đây:

- Sẹo, tật (Scar): Sẹo đến mức không thể nhận ra dạng cơ bản.

- Cụt (Amputation): Cụt đến mức không còn vùng vân trung tâm để phân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu xây dựng thuật toán phân mảnh chỉ bản mười ngón dựa trên kỹ thuật véctơ hóa ảnh đường nét và ứng dụng (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)