Quá trình tự do lưu chuyển các yếu tố khác và hợp tác giữa các ngành lĩnh vực trong khối ASEAN và ngoại khối:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu ppt (Trang 48 - 52)

KHẢ NĂNG THỐNG NHẤT TIỀN TỆ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

3.2.Quá trình tự do lưu chuyển các yếu tố khác và hợp tác giữa các ngành lĩnh vực trong khối ASEAN và ngoại khối:

ngành lĩnh vực trong khối ASEAN và ngoại khối:

3.2.1 Sự tự do lưu chuyển vốn và lao động:

Cùng với khu vực mậu dịch tự do ASEAN, sự ra đời của khu vực đầu tư ASEAN (AIA) sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình hợp nhất kinh tế giữa các quốc gia thành viên bằng cách đẩy mạnh đầu tư trực tiếp, tạo thuận lợi cho luồng vốn đầu tư, công nghệ và chuyên gia trong khu vực. Hơn nữa sự hình thành khu vực đầu tư ASEAN còn có vai trò giúp các nước trong khu vực trong việc tăng cường cạnh tranh thu hút FDI với các nền kinh tế mới nổi lên, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi mục tiêu chủ yếu của Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) là hợp tác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN từ các nguồn trong và ngoài khu vực. Vì vậy mà việc tăng tốc xây dựng khu vực đầu tư ASEAN cũng như việc đẩy nhanh thời gian thực hiện AIA là một điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với các nước ASEAN trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay.

Mục tiêu của Hiệp định AIA này là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên, nhằm:

• Đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN;

• Cùng thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất;

• Củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN;

• Giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN;

• Đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do luân chuyển đầu tư vào năm 2020.

Năm 2008-2009, do tình hình kinh tế thế giới bất ổn định, khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn thế giới đã gây ảnh hưởng đến luông vồn đầu tư vào các nước Asean.

Biểu đồ 13: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN

Đơn vị : tỷ USD Country 2007 2008 2009 Intra- ASEAN Extra- ASEAN Total net inflow Intra- ASEAN Extra- ASEAN Total net inflow Intra- ASEAN Extra- ASEAN Total net inflow Brunei Darussalam 62.1 198.0 260.2 0.9 238.3 239.2 0.1 176.7 176.8 Cambodia 271.2 596.1 867.3 240.9 574.3 815.2 170.8 359.3 530.2 Indonesia 1,108.2 5,820.1 6,928.3 3,398.0 5,920.1 9,318.1 1,380.1 3,496.7 4,876.8 Lao PDR 100.4 223.1 323.5 47.7 180.1 227.8 57.3 261.3 318.6 Malaysia 3,780.1 4,758.3 8,538.4 1,607.6 5,710.7 7,318.4 (269.7) 1,650.7 1,381.0 Myanmar 93.5 621.3 714.8 103.5 872.1 975.6 19.5 559.1 578.6 The Philippines 5.9 2,910.1 2,916.0 139.9 1,404.1 1,544.0 18.7 1,929.3 1,948.0 Singapore 1,224.8 34,552. 7 35,777.5 816.4 10,095.8 10,912.2 2,037.6 14,218.6 16,256.2 Thailand 2,489.4 8,840.8 11,330.2 1,401.6 7,168.9 8,570.5 585.8 5,371.1 5,956.9 Viet Nam 546.3 6,192.7 6,739.0 2,705.0 6,874.0 9,579.0 428.7 7,171.3 7,600.0 Total 9,682.0 64,713.3 74,395.3 10,461.5 39,038.3 49,499.8 4,428.9 35,194.1 39,623.0 ASEAN 51/ 8,608.4 56,882.1 65,490.5 7,363.5 30,299.6 37,663.1 3,752.4 26,666.5 30,418.9 BLCMV1/ 1,073.6 7,831.2 8,904.8 3,098.0 8,738.7 11,836.7 676.5 8,527.6 9,204.1 Nguồn: www.aseansec.org

Kinh tế tăng trưởng cao, thị trường tiêu dùng trong nước sáng sủa của các nước ASEAN đang là lực hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) vào ASEAN cũng đang gia tăng. Indonesia - thị trường tiêu dùng lớn nhất khu vực với 240 triệu dân đã tiếp nhận lượng vốn đầu tư trong nước và FDI quý II/2010 tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009. Lượng vốn đầu tư đăng ký mới rót vào các dự án tại Thái Lan đã tăng 7,4% lên 5,9 tỷ USD nửa đầu năm nay. FDI vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước lên 5,4 tỷ USD, trong khi đó, quý I, Malaysia nhận 1,65 tỷ USD, nhiều hơn lượng FDI đổ vào nước này cả năm 2009 (1,39 tỷ USD). Bên cạnh 2 lý do trên, các nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại khu vực ASEAN còn do việc thực hiện AFTA từ đầu tháng 1/2010 đã đưa biểu thuế quan đối với hàng hóa buôn bán nội vùng giảm xuống chỉ còn 0 - 5%. Không ít nước ASEAN có thể hưởng lợi từ vấn đề chi phí lao động ở Trung Quốc gia tăng. Hiện có các dấu hiệu rằng, ngành công nghiệp sản xuất giày dép đang hồi sinh ở Indonesia, nơi chi phí lao động đang thấp hơn so với ở vùng bờ biển miền Đông Trung Quốc. Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar - nơi có mức lương tối thiểu dao động từ 30 USD - 54 USD/tháng - có thể tận dụng tốt hoạt động đưa chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động .

Năm 2010,khi nền kinh tế thế giới bất đầu ổn định trở lại, dòng vốn đầu tư vào Asean tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 7/2010, 10 nước ASEAN đã thu hút được 60 tỷ USD đầu tư.

Như vậy, các nước Asean đang tiến tới thực hiện một khu vực thị trường tự

do di chuyển các yếu tố sản xuất nhằm bước đầu tiến tới thống nhất tiền tệ. 3.2.2 Một số hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế trong khối:

Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) nhằm thúc đẩy hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp, được coi là một biện pháp để thực hiện AFTA sớm trong công nghiệp.

Hợp tác dịch vụ trong ASEAN cũng được đẩy mạnh với việc các nước thành viên đã ký Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và hai nghị

định thư cam kết giảm hàng rào thương mại trong 7 lĩnh vực dịch vụ: tài chính, vận tải biển, du lịch, xây dựng, hàng không, bưu chính viễn thông, … Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin - viễn thông là một lĩnh vực hợp tác mới nhưng hết sức quan trọng đối với ASEAN để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số. Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung e-ASEAN tại Hội nghị cấp cao không chính thức năm 2000 tại Xinh-ga-po nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin để thu hẹp khoảng cách về công nghệ số trong ASEAN và giữa ASEAN và các nước ngoài khu vực. Các nước ASEAN cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, nông, lâm nghiệp và nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN cũng được chú trọng.

3.2.3 Một số hợp tác kinh tế ngoại khối:

Rất nhiều chính phủ các quốc gia gần đây đã thúc đẩy quá trình tham gia vào các thoả thuận thương mại song phương và đa phương trong khu vực. Trung quốc cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức với khu vực ASEAN để hoàn thiện thoả thuận về khu vực thương mại tự do (FTA) vào năm 2010 (đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN) và vào năm 2015 (đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN), nhiều mặt hàng chủ yếu là nông, lâm thủ sản sẽ được giảm thuế trước khi FTA chính thức thực hiện (chương trình thu hoạch sớm –early harvest). Nhật bản và ASEAN bắt đầu đàm phán Thoả thuận đối tác kinh tế thương mại vào tháng 4/2005 nhằm hướng tới việc thiết lập FTA giữa ASEAN-Nhật bản vào năm 2012 (đối với 6 nước thành viên cũ) và 2017 (đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN). Hàn quốc cũng bắt đầu đàm phán với ASEAN và sẽ hoàn thành vào năm 2009. Bên cạnh đó, cả Nhật bản, Hàn quốc và Trung quốc đều đang nỗ lực đàm phán, tham gia vào các EPA/FTA với các nước ASEAN. Như vậy trong 20 năm đầu

của thế kỷ này, ASEAN một mặt sẽ thắt chặt quan hệ hợp tác với nhau hơn nữa, mặt khác sẽ liên kết với các nền kinh tế lớn ở Đông Bắc Á, trước hết là thể chế ASEAN +1 (với từng nuớc Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc), sau đó tiến dần đến thể chế ASEAN+3.

Hiện nay, ASEAN đã hợp tác trên các lĩnh vực với AUS, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Mỹ, EU…

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Khả năng thống nhất tiền tệ khu vực Đông Nam Á từ việc nghiên cứu quá trình thống nhất tiền tệ của Cộng đồng Châu Âu ppt (Trang 48 - 52)