lớn nhỏ trên toàn quốc...Mặt khác tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện rõ rệt cùng với tốc độ gia tăng dân số nhanh ( bình quân là 1.5%/năm) nên nhu cầu về mặt hàng sữa cùng ngày càng lớn vì đây là sản phẩm thiết yếu và bổ dưỡng cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhận thức và nắm được điều này nên công ty cần phải mở rộng thêm hệ thống phân phối của mình trên thị trường, khai thác triệt để các phân đoạn thị trường mới, tiến hành thâm nhập vào các thị trường nông thôn, dân tộc miền núi nơi đây có tỷ lệ trẻ em là rất lớn và nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này là rất cao. Việc thêm và bổ sung các thành viên mới trong kênh làm cho hệ thống kênh phân phối của công ty thêm dày đặc và bao phủ toàn bộ thị trường, ở bất cứ nơi đâu cũng có hình ảnh và sản phẩm sữa của công ty, tạo nên một mạng lưới phân phối liên kết chặt chẽ và rộng khắp. Góp phần làm tăng thị phần hiện tại của công ty và tạo được niềm tin và ấn tượng trong tâm trí của người tiêu dùng.
- Để các thành viên trong kênh phân phối vận hành được hết công suất của mình thì bản thân doanh nghiệp cần phải đáp ứng nguồn cung đủ, kịp thời về các loại sản phẩm cho hệ thống phân phối của mình. Hiện tại nguồn nguyên liệu của công ty cổ phần sữa Việt Nam phụ thuộc rất lớn từ nguồn cung ở nước ngoài ( nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm 70% nguyên liệu của công ty) do đó việc sản xuất của công ty thường bị động mỗi khi có sự ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như sự tăng giảm của tỷ giá hay điều kiện kinh tế bất ổn cũng ảnh hưởng đến nguồn cung và làm cho nguồn cung không đều. Do vậy sản phẩm sản xuất ra nhiều khi không cung cấp được kịp thời cho các nhà phân phối làm gián đoạn công việc kinh doanh của họ. Do vậy giải pháp tìm ra một nguồn cung ổn định cũng gián tiếp góp phần làm cho hoạt động của các thành viên kênh sẽ được hiệu quả hơn.
Mặt khác để các thành viên kênh hoạt động được hiệu quả thì sản phẩm phân phối phải đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, thương hiệu uy tín mới có thể tạo được sự tin cậy của các trung gian đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác bản thân công ty cũng cần phải có các chính sách đãi ngộ, có các khoản chiết khấu hay hoa hồng hợp lý và hấp dẫn để bất kỳ một đại lý nào khi nhận được hợp đồng kinh doanh với công ty đều chấp nhận phân phối sản phẩm cho công ty.
- Hỗ trợ và đầu tư cho các cửa hàng, đại lý phân phối lớn hệ thống các trang bị máy móc hiện đại. Các máy lạnh và tủ làm mát, đảm bảo có thể bảo quản tốt nhất với số lượng lớn sản phẩm của công ty. Việc làm này góp phần đảm bảo được chất lượng của sản phẩm làm ra và có thể cung ứng đều đặn cho các trung gian phân phối khác.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng: Mở lớp học đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên, nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài...giúp họ có chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng hơn, làm cho họ có thể tự tin khi quan hệ và buôn bán đối với bất kỳ đối tác nào của doanh nghiệp. Nếu làm được điều này thì hệ thống kênh phân phối của công ty có thể nói là một hệ thống tinh nhuệ với đội ngũ nhân viên chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Ngày nay khi công nghệ thông tin và điện tử ngày càng phát triển mạnh thì hoạt động bán hàng qua mạng là một hoạt động khá phổ biến không chỉ ở trên thế giới mà còn phổ biến ở cả Việt Nam. Do đó các trung gian phân phối không chỉ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại các cơ sở của họ mà họ có thể quảng cáo doanh nghiệp và cửa hàng của mình trên mạng thông qua các diễn đàn hay trang web riêng của công ty. Quảng cáo và
bán hàng trên mạng, thực hiện giao hàng tận nhà góp phần làm tăng doanh số bán sản phẩm lên một lượng đáng kể.
KẾT LUẬN
Hoạt động của các trung gian phân phối tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Kênh phân phối hoạt động tốt mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định, nếu hoạt động không hiệu quả, chưa phát huy được hết năng lực của mình thì sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của kênh phân phối có vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa thiết thực đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhờ quá trình kiểm tra đó mà doanh nghiệp có thể phát hiện ra các điểm mạnh và điểm yếu của các trung gian để từ đó đưa ra các giải pháp bổ sung hay tước bớt các trung gian của mình nhằm mục đích kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu. Kênh phân phối hoạt động có hiệu quả hay không là sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các trung gian phân phối đồng thời cũng bao gồm sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong kênh với nhau không chỉ đảm bảo lợi ích của từng doanh nghiệp, từng thành viên kênh mà còn cần phải đảm bảo lợi ích chung của toàn bộ các thành viên kênh, nhằm giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng tốt nhất tiềm năng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môn quản trị kênh phân phối, bộ môn quản trị căn bản của trường Đại Học Thương Mại
2. Giáo trình “ Quản trị kênh phân phối”, PGS.TS Trương Đình Chiến, NXB: Trường đại học kinh tế quốc dân, Xuất bản: 5/2008.
3. http://vinamilk.com.vn ( website của công ty cổ phần sữa Việt Nam)
4. http://www.vinacorp.vn/stock/hose-vnm/cong-ty-co-phan-sua-viet- nam
5. http://www.cophieu68.com/incomestatementy.php?id=vnm