Sơ đồ nhiễu xạ ti aX trong mạng tinh thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổng hợp hạt nano từ Fe3O4@SiO2@Au cấu trúc lõi vỏ để ứng dụng trong y sinh học (Trang 30 - 31)

Sự mở rộng đỉnh của đỉnh thí nghiệm nhiễu xạ có thể cho chúng ta các thông tin về đường kính trung bình của hạt thông qua công thức Scherrer:

d = ( 0.9) / B2cos (7)

Trong đó:  : Góc nhiễu xạ ;  : Bước sóng tia X.

d : Đường kính của hạt ; B2: Độ rộng nửa phổ cực đại.

1.5.2. Từ kế mẫu rung (Vibrating Spicemen Magnetometer – VSM).

Từ kế mẫu rung được dùng để đo lường tính chất từ của vật liệu như một hàm của từ trường, nhiệt độ và thời gian. VSM dựa trên sự dao động của mẫu

19

1.5.2.1. Cấu tạo

Trong các từ kế phổ thông, người ta sử dụng hai cuộn dây thu tín hiệu đối xứng nhau, hai cuộn dây này mắc đối xứng nhau và cuốn ngược chiều trên lõi là một vật liệu từ mềm. Ngoài ra, để tăng độ nhạy cho từ kế, người ta có thể thay cuộn dây thu tín hiệu bằng thiết bị giao thoa kế lượng tử siêu dẫn (superconducting quantum interference device - SQUID), là một tiếp xúc chui hầm Josephson có thể đo các lượng tử từ thông, do đó độ nhạy của thiết bị được tăng lên rất nhiều.

Nam châm điện trong từ kế cũng là một bộ phận rất quan trọng, để tạo ra từ trường từ hoá vật liệu cần đo. Nếu nam châm điện là cuộn dây tạo từ trường bằng dòng điện một chiều ổn định, thì từ trường tạo ra là một chiều ổn định, thường không lớn, chỉ sử dụng từ trường cực đại khoảng 3 T. Bên cạnh đó, có thể tạo ra từ trường lớn bằng cách sử dụng từ trường xung, tức là dùng một dòng điện cực lớn dạng xung phóng qua cuộn dây, có thể tạo ra rừ trường lớn đến hàng chục Tesla trong thời gian cực ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổng hợp hạt nano từ Fe3O4@SiO2@Au cấu trúc lõi vỏ để ứng dụng trong y sinh học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)