Cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyệnPhú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 55)

ĐVT: %

TT NỘI DUNG 2016 2017 2018 2019

1 Trồng trọt 33,9 39,6 38,4 39,6

2 Chăn nuôi 63,9 57,5 58,8 57,7

3 Dịch vụ 2,2 2,9 2,8 2,8

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Bình năm 2020) 3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

* Dân số:

Tỷ lệ dân số của huyện Phú Bình đang sinh sống tại địa bàn nông thôn chiếm tỷ lệ cao, thấp nhất năm 2016 là 93,56% và cao nhất năm 2018 với 94,01% điều này cho thấy sự dịch chuyển dân số giữa thành thị và nông thôn của huyện Phú Bình là không lớn.

Bảng 3.4. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn của huyện Phú Bình

Năm Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người)

2016 145.420 70.445 74.975 9.370 136.050 2017 149.705 73.288 76.417 9.363 140.342 2018 156.194 77.415 78.779 9.352 146.842 2019 157.415 77.976 79.439 9.527 147.888

II. Cơ cấu (%)

2016 100 48,44 51,56 6,44 93,56

2017 100 48,95 51,05 6,25 93,75

2018 100 49,56 50,44 5,99 94,01

2019 100 49,54 50,46 6,05 93,95

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phú Bình năm 2020)

Dân số của huyện Phú Bình từ năm 2016 đến năm 2019 tăng lên 11.995 người, nhìn chung sự tăng dân số trên địa bàn huyện trong 4 năm qua là tương đối lớn. Và dân số trên địa bàn thị xã vẫn chủ yếu là ở khu vực nông thôn chiếm đến trên 90%. Tỷ lệ dân số nam và nữ trên địa bàn thị xã có sự chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy trong thời gian qua vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình của huyện được thực hiện tương đối tốt.

* Lao động, việc làm

Trong những năm qua thì lao động của huyện Phú Bình đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng. Theo kết quả điều tra dân số năm 2019 của Chi cục thống kê huyện Phú Bình, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện là 84.940 lao động trong đó có 50.565 người đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; 14.688 người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 19.687 người làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. So với kết quả điều tra năm 2016, thì số

lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm trên 10.277 người, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 12.995 người, số lượng lao động trong lĩnh vực thương mai dịch vụ giảm2.718 người (một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 gây ra).

Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2019 còn 4,62%, giảm 2,11% so với năm 2016. Số lao động có việc làm mới tăng lên rõ rệt, góp phần ổn định sự phát triển kinh tế của huyện Phú Bình.

* Về y tế

Hệ thống cơ sở y tế và các dịch vụ y tế trên địa bàn trên địa bàn huyện tương đối phát triển, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trên địa bàn. Các đơn vị y tế từ Bệnh viện Đa khoa huyện đến các Trạm Y tế xã .. làm tốt công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, số giường bệnh tạiBệnh viện Đa khoa huyện là 305 giường. Tổng số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ước năm 2019 là 253.208 lượt, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2018 (Trong đó: Bệnh viện Đa khoa 158,450 lượt; tại Trạm y tế các xã, thị trấn 94.758 lượt).

Toàn huyện có 01 bệnh viện Đa Khoa cấp huyện, 03 phòng khám đa khoa khu vực, 20 trạm y tế với tổng số 380 giường bệnh, 312 cán bộ y tế. Hiện nay có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành y tế huyện đang xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Các dịch vụ y tế ngày càng phát triển, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng thời góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện.

* Giáo dục đào tạo

Giáo dục - đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường. Trong những năm qua, huyện Phú Bình đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng giáo viên, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp học, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các

nhà trường theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cấp mầm non: Chỉ đạo 100% các trường tổ chức thực hiện có hiệu quả Ba chương trình giáo dục mầm non, tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ chươngtrình chăm sóc giáo dục trẻ tại địa phương, đảm bảo đủ định biên giáo viên và phòng học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi; 100% trẻ được ăn bán trú, trong năm học không để xảy ra mất ATVSTP tại các bếp ăn bán trú.

- Cấp tiểu học: Tiếp tục duy trì mô hình trường học mới tại các trường tiểu học Bàn Đạt, Thanh Ninh, Điềm Thuỵ, Tân Đức. 100% các trường tiểu học tổ chức dạy Tiếng Việt theo chương trình công nghệ giáo dục với lớp 1, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày với 444 lớp, 13.897 em; toàn cấp học đã có 15/21 trường tổ chức bán trú cho học sinh các khối lớp. Công tác tổ chức dạy Ngoại ngữ đã được triển khai đồng bộ nghiêm túc tại 21 trường tiểu học, đạt 100% kế hoạch được giao, với tổng số học sinh là 7679/7679, đạt tỷ lệ 100%. Tổ chức thành công Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, đã có 93/103 giáo viên đạt danh hiệu GVDG cấp huyện, đạt 90,2%.

- Cấp THCS: Trong năm học 2018-2019, đã chỉ đạo triển khai đầy đủ, đúng chương trình giáo dục, quan tâm đến giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức trong học sinh; Tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, giảm học sinh có học lực yếu, chất lượng học sinh mũi nhọn tăng''. Tốt nghiệp THCS năm học 2018-2019 có 1965/1965 em, đạt 100%; tốt nghiệp THPT có 1325/1389 học sinh, đạt 95,4%.

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Trong năm 2019, huyện được công nhận mới 02 trường đạt chuẩn quốc gia và 7 trường được công nhận lại, đến nay toàn huyện có 60/64 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục, đạt 93,75% (trong đó: Mầm non 18 trường, Tiểu học 21 trường; THCS 19 trường; Trường THPT 02 trường).

3.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện phú Bình ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thuận lợi

- Phú Bình, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận với khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển.

- Đất đai của huyện đa dạng, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, huyện có lợi thế phát triển nền nông nghiệp bền vững.

- Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Điềm Thụy, nhà máy May TNG, khu công nghiệp Yên Bình.

- Cơ sở hạ tầng được nâng cấp xây dựng, mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện tốt, thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản. Huyện có hệ thống kênh mương kiên cố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Về giáo dục đào tạo, y tế, thông tin liên lạc đã và đang phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

3.1.3.2. Khó khăn

- Tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu phát triển là thuần nông, tự cấp, tự túc, số lượng hàng hóa chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao.

- Áp lực của sự gia tăng dân số đòi hỏi việc làm. Trình độ dân trí thấp, đội ngũ lao động chưa thông qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, hạn chế việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và đến năng xuất lao động.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhất là các xã vùng núi.

- Cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất đai, lao động chưa hợp lý, đòi hỏi có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới có thể phát huy hết tiềm năng của huyện.

- Trong những năm gần đây, thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh gia súc, dịch bệnh cúm gia cầm phát sinh ở một số nơi, gây tâm lý lo ngại và giảm hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác, giá cả thị trường có nhiều biến động nhất, hàng hóa của nông dân làm ra chưa có nơi tiêu thụ ổn định.

3.2. Thực trạng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Phú Bình

3.2.1. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện

Trên địa bàn huyện Phú Bình hiện nay có 02 đơn vị đào tạo nghề chính đó là Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình (trước đây là Trung tâm Dạy nghề) và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình (trước là Trạm khuyến nông) là 02 đơn vị trong những năm qua đảm nhận công tác đào tạo nghề cho LĐNT của huyện.

3.2.2. Các yếu tố cơ bản của các đơn vị đào tạo nghề

3.2.2.1. Trang thiết bị của cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình: Về trang thiết bị đã trang bị đủ cho các phòng lý thuyết và phòng thực hành, từ năm 2003 đến nay đã đầu tư về trang thiết bị trên 4 tỷ đồng. Các trang thiết bị được đầu tư tương đối hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên học nghề. Ngoài ra, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bìnhcòn liên kết với các xã, thị trấn để dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT, hàng chục cơ sở thực hành tại các công ty, doanh nghiệp, các xưởng sản xuất, các trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp để thực hành, các trang trại, các mô hình, ô mẫu trình diễn của ngành nông nghiệp...

Các ngành nghề được đào tạo gồm:

+ Nghề phi nông nghiệp: Điện công nghiệp; điện dân dụng; hàn;kỹ thuật chế biến món ăn; may công nghiệp; tin học văn phòng;sửa chữa ô tô; kỹ thuật gia công bàn ghế.

+ Nghề nông nghiệp:Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi; nuôi và phòng trị bệnh cho gà; nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; trồng và nhân giống nấm; trồng rau an toàn; trồng lúa năng suất cao; trồng bầu, bí, dưa chuột; trồng măng tây.

Bảng 3.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú I. Cơ sở vật chất

1. Diện tích hiện có m2 8.052 2. Phòng học lý thuyết Phòng 10 3. Phòng thực hành Phòng 8 4. Máy chiếu Chiếc 8

II. Trang thiết bị phục vụ thực hành

1. Máy may Chiếc 50 2. Máy vi tính Chiếc 50

3. Thiết bị điện Phòng 02

Bao gồm các trang thiết bị, các loại động cơ điện dân dụng và điện công nghiệp.

4. Thiết bị cơ khí Phòng 02

Bao gồm các trang thiết bị phục vụ giảng dạy thực hành các nghề hàn, nghề tiện, gia công cắt gọt.

5. Thiết bị thực hành

giống thiết bị của DN Phòng 02

Mô hình động cơ xe máy, ô tô, thiết bị điện tử, điện lạnh.

(Nguồn: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình)

Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình: Do điều kiện đặc thù của Trung tâm là cơ quan sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Phú Bình được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp nên các công trình như lớp học phòng thực hành, thí nghiệm không có mà chủ yếu sử dụng Nhà văn hóa của các xóm, trung tâm học tập cộng đồng của các xã làm lớp học và sử dụng ruộng, chuồng trại, cơ sở chăn nuôi, trang trại của các hộ nông dân để làm khu thực hành, học viên của các lớp

ký túc xá, cũng như các điều kiện khác. Để phục vụ cho công tác giảng dạy trong những năm qua Trung tâm dịch vụ nông nghiệphuyện Phú Bình đã đầu tư thêm 04 máy tính xách tay và 03 máy chiếu giúp cho học viên dễ dàng tiếp cận được bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)