Kiến trúc hệ thống Mail tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy cho hệ thống thư điện tử lưu lượng lớn Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 : CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG

1.9. Kiến trúc hệ thống Mail tập trung

Kiến trúc tập trung: Với kiến trúc tập trung, hầu hết các thành phần quan trọng và các máy xử lý thư đều được bố trí tại một vị trí. Các máy trạm kết nối từ xa thông qua mạng WAN tới các máy phục vụ thư điện tử tập trung.

Hình 13: Kiến trúc đấu nối tập trung Khi xây dựng kiến trúc tập trung, cần cân nhắc những vấn đề sau:

 Thư điện tử ở những site ở xa không có những nhiệm vụ quan trọng

 Người sử dụng gửi và nhận những thư kích thước nhỏ

 Tổ chức được phân bố tại một vị trí hoặc phân tán với số lượng người không nhiều

 Không có sự hỗ trợ từ xa

 Băng thông giữa site ở xa và site trung tâm có tốc độ tốt(thấp nhất là ISDN hoặc cao hơn)

Có một số ưu điểm khi triển khai kiến trúc tập trung. Nhìn chung, kiến trúc tập trung sẽ đòi hỏi cấu hình phần cứng ít hơn và tiết kiệm chi phí hỗ trợ. Hệ thống tập trung dễ quản lý hơn vì kiến trúc đấu nối đơn giản và cấu trúc đồng bộ chỉ mục dễ dàng hơn. Với một cấu trúc đơn giản và không đòi hỏi phối hợp cài đặt giữa các site ở xa, hệ thống có thể được xây dựng nhanh hơn.

Cũng có những điểm bất lợi khi triển khai một kiến trúc tập trung. Khi mạng có vấn đề, người dùng lại cùng site đó và người dùng tại site ở xa không thể gửi thư cho nhau được. Phụ thuộc vào băng thông mạng và tình trạng tắc nghẽn, dịch vụ có thể sẽ rất chậm vào giờ cao điểm. Với người dùng trên cùng 1 vị trí, việc gửi nhận không hiệu quả, như tại hình vẽ ở trên, người dùng tại Tokyo khi gửi thư cũng cho 1 người tại Tokyo sẽ vẫn phải chuyển thư qua hệ thống tập trung tại thành phố khác rồi lại quay lại người nhận tại Tokyo.

Điều này cho thấy, có một số các bất lợi khi triển khai một kiến trúc tập trung là sự phụ thuộc nặng nề vào WAN. Nếu mạng không hoạt động bình thường, người sử dụng trong cùng một site có thể vẫn không ảnh hưởng nhưng người sử dụng ở xa sẽ không thể gửi nhận thư điện tử. Phụ thuộc vào băng thông mạng và tình trạng nghẽn, dịch vụ có thể sẽ kém đi trong giờ cao điểm. Đối với người sử dụng gửi nhận thư trong cùng domain, một kiến trúc tập trung thì không hiệu quả. Nhìn vào hình vẽ ta có thể thấy khách hàng tại Tokyo

trước hết phải đi qua hệ thống tại site trung tâm trước khi gửi được thư đến người sử dụng khác cũng tại Tokyo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy cho hệ thống thư điện tử lưu lượng lớn Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)