Tạo replication trong Management Studtio

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp tích hợp dữ liệu, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu nghiệp vụ tập trung trong ngành hải quan 04 (Trang 50 - 55)

Khi thiết lập xong, chúng ta có thể lưu lại script để sử dụng cho các lần sau hoặc sử dụng cho các điểm triển khai khác mà không cần phải chạy lại Wizard.

 Sử dụng T-SQL Script: Phù hợp với việc phải triển khai tại nhiều điểm khác nhau với cùng một cách cấu hình, thích hợp với các quản trị viên CSDL(high end user). Các script có thể được tạo ra bằng cách sử dụng Management Studio như đã nói ở trên.

 Sử dụng .Net Application: Được cung cấp thông qua thư viện Replication Management Objects (RMO) giúp các LTV có thể xây dựng các ứng dụng giúp cho người sử dụng có thể thực hiện các thao tác để can thiệp vào quá trình Replication (low end user).

3.6Lựa chọn mô hình và cách tiếp cận

Về cơ bản cách tiếp cận sẽ dựa trên 2 kịch bản chính là : Server – to – Server và Server – to – Client.

Kịch bản Server – to – Server: Các điều kiện thích hợp cho việc sử dụng kịch bản này được mô tả dưới đây:

 Tăng cường tính khả mở và sẵn sàng của hệ thống

 Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

 Tích hợp các dữ liệu phân tán

 Chia tải cho các ứng dụng xử lý dữ liệu

Kịch bản Server – to – Client: Các điều kiện thích hợp để thực hiện theo kịch bản này là:

 Luân chuyển dữ liệu giữa các người dùng di động

 Các ứng dụng POS (Point Of Sale)

 Tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Tuy nhiên trong một mô hình có thể sử dụng nhiều kịch bản khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là dữ liệu được sao chép phù hợp với yêu cầu thực tế.

3.7Nhận xét đánh giá

SQL Server Replication là một giải pháp công nghệ cho phép chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng xây dựng một cơ sở dữ liệu tích hợp. Nó không chỉ được sử dụng trong bài toán tích hợp dữ liệu mà còn được sử dụng để sao lưu, cân bằng tải đảm bảo hiệu năng, đảm bảo an toàn cho dữ liệu, đặc biệt nó còn được sử dụng trong các bài toán xây dựng hệ thống phòng chống thảm họa (DR-Disaster recovery) là một trong những bài toán được quan tâm nhất tại thời điểm hiện nay đối với hệ thống tập trung.

Một trong những vấn đề quan trọng khi triển khai giải pháp tích hợp không chỉ gặp ở SQL Server replication mà còn gặp phải ở những giải pháp khác đố là hiệu năng của hệ thống. Để đảm bảo hiệu năng của hệ thống chúng ta cần chú ý những điểm sau khi sử dụng giải pháp SQL Server replication:

 Distributor cần phải đặt riêng biệt với Publisher nhằm không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của cơ sở dữ liệu nguồn.

 Các snapshop folder, distribution database file cần phải đặt ở nơi có tốc độ đọc ghi nhanh và nên để ở trong các phân vùng đĩa riêng biệt do các hoạt động ghi log sẽ diễn ra rất thường xuyên nhất là trên CSDL Distribution do phải thường xuyên xác nhận và lưu vết về thay đổi dữ liệu.

 Đảm bảo dung lượng trống của ổ đĩa (Không được dùng quá 80%) do nếu có sự có các recovery log file sẽ bị đầy ra vì dữ liệu không được chuyển đến cơ sở dữ liệu đích.

 Phân vùng dữ liệu ở cơ sở dữ liệu nguồn và đích ra các data file để tận dụng khả năng xử lý song song của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng như tránh các xử lý tương tranh trên các file dữ liệu.

 Không nên đồng bộ các dữ liệu dạng TEXT, NTEXT hay IMAGE do các dữ liệu này bản thân rất lớn.

1 2

CHƢƠNG IV. ỨNG DỤNG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TÍCH HỢP TOÀN NGÀNH HẢI QUAN

3 4

4.1Giới thiệu bài toán

Bài toán xây dựng phần mềm tích hợp hải quan (CIS – Customs Integrated System) nằm trong đề án “Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh (Theo quyết định số 125/QĐ-BTC ngày 18/01/2008 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính)” nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải của cục Hải Quan TP Hồ Chí

Minh cũng là vấn đề chung của ngành hải quan:

 Đa số các hệ thống được xây dựng theo mô hình phân tán nên dẫn đến hệ thống dữ liệu bị phân tán tại rất nhiều nơi. Hàng ngày, dữ liệu phát sinh từ các hệ thống khác nhau đều phải truyền về Trung tâm dữ liệu và ngược lại Trung tâm dữ liệu phải truyền các danh mục chuẩn, các thông tin chia sẻ từ Hải quan cấp trên xuống từng Chi cục. Việc này gây ách tắc hệ thống mạng, đồng thời không đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ dữ liệu ở các đơn vị.

 Dự liệu phân tán tại các Chi cục dẫn đến việc phải đầu tư hệ thống thiết bị tại nhiều nơi. Ngoài ra, hệ thống tại các Chi cục không có được các biện pháp an ninh, an toàn đảm bảo.

 Dữ liệu phát sinh ngày càng lớn dẫn đến việc quá tải đối với hệ thống ở Chi cục gây ách tắc trong quá trình khai thác dẫn đến chậm thực hiện thủ tục hải quan;

 Tại một khâu nghiệp vụ, các cán bộ hải quan phải khai thác 1 lúc nhiều ứng dụng mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ dẫn đến ách tắc trong xử lý nghiệp vụ;

 Các hệ thống ứng dụng được xây dựng theo mô hình phân tán dẫn đến việc quản lý phiên bản, cập nhật và bảo trì các ứng dụng và cơ sở dữ liệu ứng dụng gặp rất nhiều khó khăn. Việc này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp hải quan;

 Việc quản lý dữ liệu tại các chi cục chưa chặt chẽ (không kiểm soát được việc hiệu chỉnh, sửa đổi, xoá dữ liệu, bổ sung danh mục chuẩn) dẫn đến phát sinh lỗi trong quá trình đồng bộ dữ liệu và vi phạm các quy trình về an toàn, bảo mật dữ liệu.

 Không có cơ chế sao lưu dữ liệu tại các chi cục, nhằm đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn dữ liệu và khả năng vận hành liên tục của hệ thống. Tuy nhiên việc đầu tư thiết bị lưu trữ cho từng Chi cục rất tốn kém và đòi hỏi phải có các chuyên viên quản trị hệ thống tại mỗi Chi cục.

Mục tiêu của bài toán là xây dựng một hệ thống ứng dụng nghiệp vụ hải quan tích hợp, xử lý tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như sau:

- Thiết kế hệ thống CNTT của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh theo mô hình đáp ứng qui trình nghiệp vụ hải quan hiện tại và có khả năng kết nối, giao tiếp với phần mềm Hải quan điện tử đến mức có thể triển khai xây dựng ứng dụng. Thiết kế cần hướng đến các mục tiêu sau:

+ Nâng cấp các ứng dụng hiện có và xây dựng mới một số ứng dụng khác thành một ứng dụng duy nhất, xử lý thông tin theo từng khâu nghiệp vụ trong qui trình nghiệp vụ Hải quan trên cổng thông tin được thiết kế trên nền Sharepoint 2007. Đảm bảo đồng nhất các giao diện ứng dụng tại từng khâu nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công tác, tăng khả năng vận hành của cán bộ Hải quan.

+ Tập trung hóa dữ liệu hiện có để tăng khả năng xử lý, khai thác và đảm bảo đầy đủ, nhất quán nội dung thông tin trong toàn bộ Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh;

+ Nâng cao tốc độ xử lý thông tin, tăng tốc độ truyền nhận, trao đổi thông tin giữa các cấp;

+ Để đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn, an ninh, độ sẵn sàng của toàn hệ thống; + Mô hình thiết kế phần mềm tích hợp khi xây dựng phải đảm bảo có khả năng tập trung hóa (bao gồm ứng dụng và cơ sở dữ liệu) tại cấp trung tâm của Tổng cục Hải quan để xử lý tập trung cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

- Trên cơ sở thiết kế tiến hành xây dựng phần mềm Nghiệp vụ hải quan tích hợp đáp ứng được các yêu cầu sau:

+ Tích hợp tất cả các quy trình và loại hình nghiệp vụ;

+ Giao diện Web đơn giản, thân thiện với người sử dụng và đồng nhất tại các công đoạn nghiệp vụ trên cổng thông tin. Giảm các thao tác nghiệp vụ cho công chức hải quan thực hiện;

+ Xây dựng ứng dụng nghiệp vụ xử lý tập trung trên nền tảng thiết kế và công nghệ mới;

+ Tích hợp một số ứng dụng (không thuộc danh sách các ứng dụng xây dựng mới quản lý vi phạm, thống kê tập trung) vào hệ thống ứng dụng tích hợp;

+ Cung cấp các chức năng thống kê, báo cáo nghiệp vụ khác (giúp cán bộ nghiệp vụ, lãnh đạo có thông tin đầy đủ, kịp thời trong công tác nghiệp vụ, chỉ đạo, đồng thời giảm thiểu gánh nặng báo cáo thống kê ở các chi cục);

+ Bảo đảm các yêu cầu về an toàn, an ninh dữ liệu và tính sẵn sàng cho toàn hệ thống;

Đây là mô hình thí điểm để chuẩn bị cho giai đoạn tập trung toàn bộ dữ liệu lên Tổng Cục Hải quan theo mô hình Data Center. Lý do mô hình này được triển khai thí điểm tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Mình vì TP Hồ Chí Minh chiếm đến gần 50% dữ liệu xuất nhập khẩu của cả nước vì thế ở đây tập trung dữ liệu xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước. Nếu việc triển khai được thành công thì công việc triển khai tập trung dữ liệu của cả nước tại trung tâm dữ liệu Tổng Cục Hải quan sẽ trở nên dễ dàng và chứng minh được tính khả thi của đề án.

4.2Yêu cầu về kỹ thuật

Với những mô tả ở trên chúng ta có thể thấy cần phải giải quyết hai yêu cầu chính sau của bài toán:

 Tập trung dữ liệu từ các chi cục về cục.

 Xây dựng hệ thống tích hợp nghiệp vụ hải quan bằng cách nâng cấp các hệ thống hiện có và sử dụng cơ sở dữ liệu tích hợp đã được xây dựng ở bước trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số giải pháp tích hợp dữ liệu, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu nghiệp vụ tập trung trong ngành hải quan 04 (Trang 50 - 55)