Dự kiến vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:
V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP
= 48.923,8 x 106 + 76.685 x 106 + 0 + 20 x 106 + 1,5 x 106 + 253, 1017 x 109 + 759,7606 x 109
= 101.3 x 109 Trong đó:
– V: tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình; – GXD: chi phí xây dựng;
– GTB: chi phí thiết bị;
– GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; – GQLDA: chi phí quản lý dự án;
– GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; – GK: chi phí khác;
– GDP: chi phí dự phòng.
Xác định chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + TGTGT-XD)
= ( 48.923,8 x 106 x 1.412,9 x 1011 + 60% ) x (1 + 10%) = 121.659 x 1011 Trong đó:
– QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1¸m);
– Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình. Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước). Trường hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình.
– GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng
51
các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình.
– Tùy theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình. – TGTGT_XD: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.
Xác định chi phí thiết bị
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:
– Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án.
– Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này.
– Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, và được xác định theo công thức hoặc dự tính theo theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Xác định chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng (GDP) được xác định bằng tổng của chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh (GDP1) và chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) theo công thức:
GDP = GDP1 + GDP2
= 129.408,315 x 109 + 270 x 1011
= 271.294,08 x 109
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 xác định theo công thức sau:
GDP1= (GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK) x Kps
52
= 48.923,8 x 106 + 76.685 x 106 + 0 + 20 x 106 + 1,5 x 106 + 253, 1017 x 109) x 759,7606 x 106
= 129.408,315 x 109 Trong đó:
– Kps: hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh là 10%.
Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%.
Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau: GDP2 = (Vt – LVayt) {[1 + (IXDCTbq
= (20 x 109 - 10%) {[1 + (8.352,76 x 109 x 5%] 4 – 1}
= 270 x 1011 Trong đó:
– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm). – t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1¸T).
– Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
– IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính.
Phương án về vốn và lộ trình huy động vốn (1)Nguồn huy động vốn - Từ vốn sẵn có. - Từ phát hành cổ phiếu. - Bằng tín dụng ngân hàng. - Bằng phát hành trái phiếu. 53
- Bằng tín dụng thương mại
(2) Kế hoạch huy động vốn bằng cách tìm nguồn huy động trên thị trường kinh tế.
Tiến độ thực hiện dự án
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, trình tự đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
- “Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng”.
Việc kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng được quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, Khoản 1 Điều 38 Nghị định này quy định: “Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định”.
* Theo dự kiến cần khoảng 3 năm để xây dựng nhà máy: - Giai đoạn 1: cần 6 tháng để chuẩn bị.
- Giai đoạn 2: cần khoảng 6 tháng để tiến hành.
- Giai đoạn 3: cần 2 năm để kết thúc toàn bộ xây dựng.
Nội dung 10: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm cho kinh tế nước ta phát triển hơn so với trước đây. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài khiến cho nhiều khu công nghiệp được hình thành. Tuy nhiên, chưa có sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền, môi trường quanh khu công nghiệp bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động xả thải của bản thân doanh nghiệp.
Ô nhiễm môi trường, không khí, thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do khu công nghiệp này đang xử dụng công nghệ cũ, lạc hậu hay chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải ra môi trường. Trong khi các khu công nghiệp mới do được đầu tư công nghệ hiện đại, nên hệ thống xử lý nước thải ra môi trường được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, tất cả do ý thức con người mà tình trạng ô nhiễm không có xu hướng giảm. Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn.
Vì vậy chung ta cần thực hiện việc rà soát, đánh giá tổng thể về tác động môi trường của việc phát triển các khu công nghiệp hiện nay, từ đó xem xét việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cho phù hợp.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường nhằm nhận dạng, dự báo các tác động tới môi trường có thể xảy ra từ các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; kiên quyết không phê duyệt đối với những dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu có nguy cơ cao gây tác động xấu tới môi trường.
Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, tác động môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển, nhất là ở khâu thẩm định, kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời chỉ cho phép xây dựng các nhà máy, dự án trong khu công nghiệp sau khi đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật về xử lý rác thải.
Tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao năng lực trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý tại địa phương; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường khu công nghiệp cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công
55
nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong khu công nghiệp. Quan trọng nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường quanh khu vực, mọi người cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình để thực hiện cho đúng theo quy định, bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm.
Căn cứ pháp lí:
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Quy định về quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTMvà kế hoạch BVMT được ban hành ngày 14/02/2015 và có hiệu lực 01/04/2015.
- Thông tư 27/2015/TT- BTNMT, Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, Kế hoạch BVMT hướng dẫn về việc thực hiện nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2015.
1. Đánh giá dự báo các tác động trong giai động chuẩn bị dự án 1.1 Tác động đến môi trường không khí
Trong quá trình xây dựng, tại khu vực xung quanh dự án chất lượng không khí sẽ bị ảnh hưởng do các phương tiện vận tải, thi công, công tác đào đắp đất, công tác vận tải, vận chuyển nguyên vật liệu gây ra. Chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khói, khí thải từ thiết bị máy móc xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, các hoạt động thi công chính sau sẽ phát sinh bụi ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí: bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ và vận chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, ...), đất cát từ quá trình đào kênh lấy nước, kênh thải nước, ... sẽ phát sinh ra bụi. Ngoài ra khi đến địa điểm tập kết, việc đổ vật liệu xây dựng từ trên xe xuống cũng sẽ gây bụi ảnh hưởng đến công nhân thi công và môi trường xung quanh. Khí thải hoạt động của các phương tiện máy móc thi công sẽ phát sinh các loại khí thải vào môi trường không khí như: khói hàn có chứa bụi, CO, SO2, NO2,… khói thải của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới có chứa bụi, CO, hydrocacbon, SO2, NO2, ... .Các phương tiện thi công chủ yếu là máy đào 3m3, ô tô tự đổ 10 tấn, . - Trong quá trình xây dựng, dự án có thể sử dụng máy phát điện dự phòng nên đây cũng có thể là nguồn gây ra ô nhiễm không khí. Các khí ô nhiễm như sau: SO2, NO2, CO, bụi, VOC, …
1.2 Tác động do tiếng ồn và rung
Trong thời gian xây dựng dự án, ô nhiễm tiếng ồn có thể xảy ra do:
56
- Do đặc thù của công tác thi công xây dựng cảng than cần phải gia cố móng cọc rất chắc nên một lượng lớn các cọc được ép hoặc đóng xuống sông. Tiếng ồn và chấn động của các thiết bị này khá cao (110dB).
- Các thiết bị, máy móc thi công (xe ủi, máy trộn bê tông, máy đóng móng cọc, máy xúc, máy nén khí v.v...).
- Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị.
1.3 Tác động đến môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình thi công của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Khu vực dự án hiện tại chưa có hệ thống thoát nước. Do đó, hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện ngay đầu giai đoạn xây dựng để tránh việc nước thải không được xử lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường đất, nước ngầm, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, sức khỏe con người trong khu vực dự án.
1.4. Tác động do phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng bao gồm:
- Chất thải rắn xây dựng: bao gồm các loại nguyên vật liệu xây dựng phế thải, rơi vãi như sắt, thép vụn, gạch, đá, xi măng... Lượng chất thải này ước tính khoảng 500 kg/ngày. Chất thải này không thải ra môi trường mà sẽ được tái sử dụng để san lấp mặt bằng (gạch, đá, xà bần,...) hoặc tái sử dụng, bán phế liệu (sắt, thép...) nên tác động của chất thải xây dựng là không đáng kể.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Sự tập trung một lực lượng lao động với số lượng lớn trong một thời gian dài sẽ phát sinh rác thải sinh hoạt.
- Trong quá trình thi công phá vỡ, phát quang, giải tỏa mặt bằng sẽ có một lượng lớn chất thải rắn như: gạch, bê tông, đất đá,…(nếu là giải tỏa mặt bằng nhà dân), cây cối và rễ cây (phát quang mặt bằng).
1.5. Tác động do phát sinh chất thải nguy hại (cháy, nổ,…)
Chất thải nguy hại trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là dầu nhớt sinh ra từ máy móc, thiết bị và phương tiện thi công và phương tiện vận chuyển, có khả năng gây cháy nổ, ô nhiễm nguồn nước, đất. Dự án sẽ hợp đồng với Đơn vị chuyên về vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại (có giấy phép hoạt động). Định kỳ hàng tháng, Đơn vị chuyên môn này sẽ
57
đến vận chuyển và xử lý toàn bộ chất thải nguy hại sinh ra tại công trường. Quá trình thu