XUẤT GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình TT (Trang 28 - 30)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. XUẤT GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC QUẢN LÝ

SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.5.2.2. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng khả năng tích lũy cacbon theo từng loại hình sử dụng đất

- Nhóm đất rừng tự nhiên là nhóm đất có khả năng tích luỹ lượng sinh khối cacbon lớn nhất, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại chỉ ra trong thời gian từ 2005 đến 2018 diện tích nhóm đất này lại giảm nhiều nhất, nguyên nhân ở những nơi có rừng nghèo kiệt chuyển đổi sang trồng rừng khai thác nguyên liệu, trồng cao su, cây ăn quả... mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhằm nâng cao mức sống của người dân sinh sống tại các xã có nhiều đất rừng, sống bằng nghề rừng, hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác gỗ, hủy hoại rừng vì cuộc sống mưu

sinh. Tuy nhiên, mặc dù diện tích đất rừng tự nhiên giảm nhưng tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng cần nâng cao chất lượng rừng bằng chính sách đóng cửa rừng, giao rừng cho tổ chức, cá nhân khoanh nuôi bảo vệ rừng. Từ đó, nâng cao khả năng tích lũy cacbon của nhóm đất này, đồng thời vẫn đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Nhóm đất rừng trồng sản xuất và cây lâu năm là nhóm đất có khả năng tích luỹ cacbon tốt chỉ sau nhóm đất rừng tự nhiên. Mặc dù lượng tích luỹ cacbon không nhiều bằng rừng tự nhiên nhưng nhóm đất này chiếm diện tích khá lớn thuộc vùng đồi núi. Nhà nước tác động bằng chính sách cho thuê đất nên người sử dụng đất quan tâm hơn giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đã tập trung cải tạo, đầu tư khoa học tiên tiến, công nghệ sinh học; loại cây trồng chính cao su, keo, tràm và các loại cây ăn quả.... nhóm cây này có khả năng tích luỹ cacbon cao để tăng khả năng tích lũy sinh khối, đồng thời đóng góp tăng trưởng kinh tế ổn định dựa trên nền nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến sâu.

- Nhóm đất trồng cây hàng năm: Lựa chọn giống cây trồng che phủ đất, luân canh cây trồng, giảm bớt canh tác, sử dụng phân hữu cơ hoặc phân chuồng… giải pháp này tuy có khả năng cô lập thấp, nhưng tiến bộ hơn nhiều so với giải pháp phát thải cacbon tiêu chuẩn như canh tác hàng năm. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp, tích hợp trồng cây với sản xuất nông nghiệp. Giải pháp này có thể kết hợp trồng cây trồng hàng năm, chăn nuôi gia súc với cây trồng lâu năm. Một số hệ thống kết hợp cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả và cây trồng hàng năm với khoảng cách thích hợp để tối thiểu hóa sự cạnh tranh nâng cao khả năng phát triển, từ đó nâng cao khả năng tích lũy cacbon. Trong thực tế, nếu thực hiện đúng, nhiều hệ thống có thể sản xuất vượt phương pháp độc canh, cho phép canh tác nhiều cây lương thực hơn và giảm áp lực phá rừng (nguyên nhân chính giảm thiểu khả năng tích lũy cabon của đất).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình TT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)