Áp dụng QoS với gói tin MPLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp cho mạng riêng ảo kiểu site to site dùng giao thức MPLS (Trang 89 - 91)

CHƢƠNG 3 MẠNG RIÊNG ẢO TRÊN NỀN MPLS

4.4 Áp dụng mô hình DiffServ cho MPLS-VPN

4.4.2 Áp dụng QoS với gói tin MPLS

Để đạt đƣợc chất lƣợng dịch vụ trong môi trƣờng MPLS VPN ta chọn mô hình vòi hay mô hình DiffServ QoS bởi vì nó đƣợc đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp do tính mềm dẻo nhƣ đã nói ở trên. Thực hiện DiffServ với gói tin MPLS cũng gần giống nhƣ với gói tin IP trong chƣơng 3 tất nhiên có một vài điều khác biệt.

Nhớ lại cấu trúc của nhãn MPLS nhƣ sau:

Chúng ta có thể thấy 3 bit thử nghiệm EXP đƣợc dùng trong QoS tƣơng tự nhƣ 3 bit precedence trong gói tin IP. Và nếu ta sử dụng 3 bit đó, ta có thể gọi LSP là E- LSP ám chỉ rằng LSR sử dụng bit EXP để phân loại gói tin và quyết định sự ƣu tiên hủy bỏ. Tuy nhiên khi sử dụng MPLS, ta có một tùy chọn khác để triển khai QoS cho các gói tin dán nhãn. Một LSP là một đƣờng đƣợc báo hiệu qua mạng giữa hai router. Ta có thể sử dụng nhãn trên cùng của gói tin để mang QoS cho gói tin đó. Tuy nhiên sau đó, ta cần một nhãn trên một lớp cho mỗi dòng lƣu lƣợng giữa hai đầu của LSP. Loại LSP đó đƣợc gọi là L-LSP, ngụ ý rằng nhãn mang một phần thông tin QoS. Khi LSR chuyển tiếp gói tin gán nhãn, nó chỉ cần nhìn vào nhãn trên cùng và quyết định nơi sẽ chuyển gói tin. Điều này cũng đúng với hành vi của QoS. LSR cũng chỉ cần nhìn vào những bit EXP của nhãn trên cùng để quyết định cách đối xử với gói tin này. Nhớ lại rằng QoS bao gồm đánh dấu lƣu lƣợng, quản lý nghẽn, tránh nghẽn và điều hòa lƣu lƣợng, ta sử dụng low-latency queuing (LLQ), class-based weighted fair queuing (CBWFQ), weighted random early detection (WRED), policing và shaping để triển khai nó cho gói tin IP. Ta hoàn toàn cũng có thể sử dụng các tính năng đó để triển khai QoS dựa trên bit EXP cho gói tin dán nhãn.

Các hành vi QoS mặc định trong MPLS:

1. Mặc định trong Cisco IOS, các bit precedence hoặc ba bit đầu tiên của trường

DSCP trong header IP được sao chép tới các bit EXP của tất cả các nhãn được chèn vào ở LSR lối vào.

2. Mặc định trong Cisco IOS, các bit EXP của nhãn đầu sao chép tới nhãn được

hoán đổi và tất cả các nhãn được chèn lên nó.

3. Mặc định trong Cisco IOS, các bit EXP của nhãn đầu không được sao chép tới

nhãn lộ ra sau khi gỡ bỏ nhãn đầu.

4. Mặc định trong Cisco IOS, các bit EXP của nhãn đầu không được sao chép tới

các bit precedence hoặc các bit DSCP khi ngăn xếp nhãn được gỡ bỏ.

5. Khi ta thay đổi giá trị các bit EXP thông qua cấu hình, giá trị của các bit EXP

trong các nhãn ngoại trừ nhãn đầu thì các nhãn được hoán đổi, các nhãn được chèn thêm vào và các bit precedence hoặc các bit DSCP trong header IP giữ nguyên không đổi.

Ví dụ nhƣ hình 4-21 chỉ ra các hành vi chuyển tiếp mặc định nhƣ thêm, hoán đổi, gỡ bỏ nhãn:

Hình 4 - 21 Các hành vi mặc định của Cisco IOS đối với các bit EXP

Hai bức tranh đầu mô tả cho ta về sự phản ánh ToS. Mặc định, IP precedence đƣợc sao chép tới nhãn đƣợc chèn vào. Đây chính là luật 1. Bức tranh thứ ba chỉ cho ta rằng bit EXP của nhãn trên cùng của gói tin đến đƣợc sao chép tới nhãn đƣợc hoán đổi và nhãn đƣợc đẩy thêm. Đó chính là luật 2. Hình 4, 5 là một ví dụ của luật 2 nhƣng hiện tại nó chỉ ra cả các bit EXP của các nhãn phía dƣới nhãn đầu không thay đổi (Luật 5). Hình số 6 chỉ ra một ví dụ về luật 3 và hình số 7 là một ví dụ về luật số 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp cho mạng riêng ảo kiểu site to site dùng giao thức MPLS (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)