Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh vối thuốc (schima wallichii choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phái bắc​ (Trang 41 - 44)

Chương 1 : Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng miền núi phía Bắc

3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền núiphía Bắc phía Bắc

3.3.1. Thuận lợi

- Điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho nhiều lồi cây trồng nơng, lâm nghiệp phát triển.

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhiều nơi đất tốt.

- Sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên giữa 3 vùng Đơng Bắc, Tây Bắc và Trung tâm đã hình thành những vùng chuyên canh cây lâm nghiệp như vùng gỗ trụ mỏ ở Đông Bắc, nguyên liệu giấy ở vùng Trung tâm, cây công nghiệp ở Mộc Châu và Thái Nguyên,…tạo ra sự đa dạng về sản phẩm của vùng.

- Một số nơi có sản phẩm đặc thù là thế mạnh của địa phương như Quế ở Yên Bái, Hồi ở Lạng Sơn, Chè Đắng và Trúc Sào ở Cao Bằng, Chè Shan ở Hà Giang,…

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp và phát triển, phục vụ tốt cho q trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nơng lâm sản.

- Trong khu vực có hệ thống sơng, suối, hồ, đập phong phú nên có tiềm năng về phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và du lịch,…Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho lưu thông lâm sản bằng đường thuỷ phát triển.

- Nguồn nhân lực trong khu vực khá dồi dào, chiếm 47,4% dân số với giá nhân công khá rẻ. Lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp cao, trung bình chiếm 84% số lao động.

- Người dân địa phương có kinh nghiệm sản xuất nơng lâm nghiệp lâu đời với nhiều kiến thức bản địa phong phú có giá trị, đặc biệt là việc sử dụng cây thuốc và các lâm sản ngoài gỗ.

- Đây là vùng đã và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường.

3.3.2. Hạn chế

- Điều kiện địa hình bị chia cắt mạnh và rất dốc gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Nhiều nơi việc đi lại, vận chuyển hàng hóa cịn rất khó khăn như Lai Châu, Điện Biên.

- Nhiều diện tích đất đã qua canh tác nương rẫy nhiều lần đã ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của đất, từ đó năng suất cây trồng nông lâm nghiệp không cao, đặc biệt vùng Tây Bắc.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xảy ra lũ lớn, lũ quét, sương muối, băng giá,… gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đặc biệt là với cây trồng nông lâm nghiệp.

- Tài nguyên rừng tự nhiên hầu như đã bị khai thác kiệt, nhiều nơi độ che phủ chỉ còn rất thấp (như Sơn La).

- Diện tích rừng trồng sản xuất cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng Trung Tâm, các tỉnh vùng Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên rất ít rừng trồng sản xuất. Các diện tích rừng chủ yếu dành cho khoanh ni xúc tiến tái sinh và xây dựng rừng phòng hộ, rừng trồng sản xuất chỉ tập

trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi về đất đai và lưu thông sản phẩm vùng Trung Tâm và Đông Bắc.

- Lượng mưa cao, phân bố tập trung theo mùa và độ dốc lớn dễ gây xói mịn, trượt đất và lũ qt.

- Đời sống dân cư trong những năm qua đã được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn cịn nghèo: 40,6% là hộ nghèo, 22,6% số hộ nông dân thuộc diện thiếu lương thực, thực phẩm, phần lớn rơi vào các dân tộc ít người. Vùng miền núi phía Bắc vẫn được xem là chậm phát triển nhất trong cả nước với 45,8% số xã đặc biệt khó khăn. Hiện tượng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ lậu,... vẫn đang tồn tại, từ đó dẫn tới rất khó có khả năng đầu tư vốn để phát triển rừng.

- Hầu hết các dân tộc thiểu số có tập quán phá rừng làm nương rẫy, mặc dù chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án nhưng đến nay hiện tượng này vẫn còn, đặc biệt là ở Tây Bắc.

- Tiềm năng lao động trong vùng cao nhưng chất lượng và mức độ sử dụng nguồn nhân lực này còn thấp, hiện tượng thừa nhân lực diễn ra khá phổ biến, nhất là vào lúc nơng nhàn.

- Trình độ dân cư còn thấp, khả năng tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khả năng tiếp cận và nhạy bén với thị trường sản phẩm chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh vối thuốc (schima wallichii choisy) tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phái bắc​ (Trang 41 - 44)