Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline trong mô lá

Một phần của tài liệu Tác động của acid salycylic đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây hoa cúc (chrysanthemum sp) (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline trong mô lá

Hàm lượng proline trong mô lá cây cúc dưới ảnh hưởng của acid salicylic được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline (mg/g lá tươi )

Công thức 5 ngày 10 ngày 15 ngày

SC0 234,45 ± 10,01 258,67 ± 6,28 253,85 ± 3,81 SC1 247,10 ± 12,22 370,93 ± 9,98 348,55 ± 13,84 SC2 296,99 ± 20,02 488,62 ± 21,55 436,65 ± 18,71 SC3 348,27 ± 1,06 511,10 ± 24,78 427,51 ± 14,59 SC4 343,14 ± 21,16 390,95 ± 2,59 392,65 ± 15,50

Kết quả trong bảng 3.7. cho thấy rằng ở ngày thứ 5 sau khi xử lí SA, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng proline ở các cơng thức có xử lí SA so với đối chứng. Cụ thể, hàm lượng proline ở lá cúc trong các cơng thức có xử lí SA đều cao hơn so với ở các cơng thức đối chứng. Thực vậy, hàm lượng proline ở các cơng thức xử lí SA ở các nồng độ 0.0, 0.5, 1.0, 1.5 và 2.0 mM lần lượt bằng 234,45; 247,10; 296,99, 348,27 và 343,14 µg/g lá tươi.

Đến ngày thứ 10 sau xử lí, hàm lượng proline vẫn tiếp tục cao nhất ở các cơng thức có xử lí SA 1.0 mM và 1.5 mM. Hàm lượng proline ở các công thức SC1, SC2, SC3 và SC4 cao hơn ở công thức đối chứng. Kết quả tương tự đã được quan sát vào thời điểm ngày thứ 15 sau xử lí, hàm proline ở các cơng thức SC2 và SC3 vẫn cao nhất.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline trong mô lá

Như vậy, có thể thấy rằng, SA ở nồng độ 0.5 và 1.0 mM có tác động tích cực đối với hàm lượng MDA trong mô lá cây cúc. Trong khi đó, SA ở các nồng độ 1.5 và 2 mM làm tăng hàm lượng proline ở cả thời điểm 5 ngày sau xử lí, 10 ngày sau xử lí và 15 ngày sau xử lí.

3.5. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C trong mô lá

Hàm lượng vitamin C trong mô lá cây cúc dưới ảnh hưởng của acid salicylic được trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C (mg/g lá tươi )

Công thức 5 ngày 10 ngày 15 ngày

SC0 96,261 ± 9,229 120,433 ± 11,567 91,350 ± 6,972 SC1 132,605 ± 8,623 154,127 ± 10,413 138,257 ± 5,709 SC2 146,565 ± 9,849 164,178 ± 3,992 157,331 ± 4,276 SC3 137,248 ± 0,242 116,760 ± 5,638 121,310 ± 11,487 SC4 115,821 ± 6,180 123,511 ± 5,787 127,247 ± 17,317

Kết quả trong bảng 3.8. cho thấy rằng ở ngày thứ 5 sau khi xử lí SA, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng proline ở các cơng thức có xử lí SA so với đối chứng. Tất cả các cơng thức có xử lí SA có hàm lượng vitamin

0 100 200 300 400 500 600

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Hàm lư ợng proline (m g/g lá tư ơi) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

C cao hơn so với đối chứng. Thực vậy, hàm lượng vitamin C ở các cơng thức xử lí SA ở các nồng độ 0.0, 0.5, 1.0, 1.5 và 2.0 mM lần lượt bằng 96,261; 132,605; 146,565, 137,248 và 115,821 mg/g lá tươi.

Hình 3.8. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C trong mô lá

Đến ngày thứ 10 sau xử lí, hàm lượng vitamin C vẫn tiếp tục cao nhất ở các cơng thức có xử lí SA 0.5 và 1.0 mM. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C ở các công thức SC3 và SC4 tương đương với ở công thức đối chứng.

Đến ngày thứ 15 sau xử lí, hàm lượng vitamin C trong mơ lá ở các cơng thức có xử lí SA cao hơn so với ở đối chứng, tương tự như với ngày thứ 5. Hàm lượng vitamin C vẫn cao nhất ở cơng thức SC2.

Như vậy, có thể thấy rằng, SA ở nồng độ 0.5 và 1.0 mM có tác động tích cực đối với hàm lượng vitamin C trong mô lá cây cúc. Ở cả thời điểm 5 ngày sau xử lí, 10 ngày sau xử lí và 15 ngày sau xử lí.

0 50 100 150 200

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Hàm lư ợng V itam in C (ug/g lá tư ơi) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của acid salycylic đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây hoa cúc (chrysanthemum sp) (Trang 31 - 34)