Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá gan ở bò tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị​ (Trang 28 - 32)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trước đây, ở nước ta có nhiều cuộc điều tra về tỷ lệ nhiễm sán lá gan. Lương Tố Thu và cs (2000), cho thấy bò ở khu vực Hà Nội bị nhiễm với tỷ lệ 42,3-73,3%, ở trâu là 32,3 - 76,8%.

Kết quả nghiên cứu của Lê Hữu Khương và cs (2001) cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trung bình trên cả nước ở trâu là 46,23%, dao động từ 8,74 - 61,09%, ở bò là 30,64%, tỷ lệ này tăng dần từ Nam ra Bắc.

Đỗ Đức Ngái và cs, 2006 thông báo tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở Đắk Lắk từ 34,2-62,6%; Geurden T. và cs. (2008) thông báo tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu bò xung quanh Hà Nội là 28% (ở bò từ 3-24 tháng tuổi) và 39% (ở trâu bò trưởng thành).

Nguyễn Trọng Kim (1997) đã công bố tỷ lệ nhiễm trung bình ở các tỉnh miền Bắc ở ốc L. swinhoei là 20,8% và ở ốc L. viridis là 19,6%.

Vũ Sĩ Nhàn và cs (1989) cũng cho thấy, ốc L. swinhoei ở Đaklak nhiễm ấu trùng sán lá gan với tỷ lệ là 40,0-50,0%.

Kết quả điều tra trong nhiều năm của Nguyễn Thị Kim Thành và cs (1996) ở Cổ Nhuế, Hà Nội cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan ở 2 loài ốc chỉ từ 0,7-3,0%.

Theo Đỗ Đức Ngái và cs (2006), tỷ lệ nhiễm ấu trùng Fasiola của ốc L. swinhoei ở Đắk Lắk là 0,45%;

Kết quả điều tra của Phạm Ngọc Doanh và Nguyễn Thị Lê (2005) cho thấy, chỉ 0,06% và 1% ốc L. viridis ở Đông Anh và Phú Xuyên (Hà Nội) bị nhiễm ấu trùng sán lá gan.

Căn cứ vào đặc điểm hình thái học và các chỉ số kích thước (chiều dài, chiều rộng, khoảng cách từ giác bụng đến cuối thân, khoảng cách từ giác bụng đến cuối tinh hoàn, tỷ lệ chiều dài cơ thể/chiều rộng) của loài sán lá gan lớn

Fasciola spp., Dương Đức Hiếu và cs (2017) đã xác định được 2 loài sán lá gan lớn ký sinh ở trâu, bò lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là Fasciola gigantica

Fasciola sp. dạng trung gian. Các mẫu kháng nguyên chất tiết và kháng nguyên thân loài Fasciola gigantica được tách chiết, phân tích và so sánh các thành phần protein, nhằm xác định những protein có tính kháng nguyên cao, phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn. Kết quả điện di SDS – PAGE trên thạch 15% polyacrylamide nhuộm Coomassive blue và silver đã xác định được 26 dải protein kháng nguyên thân của F.gigantica với khối lượng phân tử dao động từ 10 kDa đến 130 kDa và 15 dải protein kháng nguyên chất tiết có khối lượng phân tử dao động từ 10 kDa đến 70 kDa. Bằng phương pháp thẩm tách miễn dịch trên màng lai PVDF (Western Blot) đã phát hiện các dải protein kháng nguyên thân có phản ứng với kháng thể trong huyết thanh bò nhiễm sán lá gan, có khối lượng phân tử lần lượt là 24, 27, 36, 38, 45, 55, 70 và 102 kDa và các dải protein kháng nguyên chất tiết có phản ứng với kháng thể trong huyết thanh bò nhiễm sán lá gan có khối lượng phân tử lần lượt là 21, 24, 27, 38 và 70 kDa.

Nguyễn Thị Vang (2018) đã xét nghiệm phân của 1.466 trâu và 948 bò nuôi tại 3 huyện Quản Bạ, Bắc Mê và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang để xác định tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan. Kết quả cho thấy có 52,73% trâu và 43,88% bò bị nhiễm sán lá gan.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018, Đàm Văn Phải và cs. (2019) đã tiến hành nghiên cứu điều tra cắt ngang trên đàn trâu được chăn thả tại bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội. Tổng số 130 cá thể trâu được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trên trâu theo lứa tuổi và theo giới tính. Kết quả xét nghiệm đã xác định được 86 cá thể trâu bị nhiễm sán lá gan lớn (chiếm 66,2%), tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan tăng dần theo độ tuổi của trâu, giới tính của trâu không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm, song có ảnh hưởng rõ rệt đến cường độ nhiễm sán lá gan giữa trâu đực và trâu cái.

Phan Thị Hồng Phúc và cs. (2020) đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trên bò nuôi tại tỉnh Hà Giang thông qua mổ khám và xét nghiệm phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy bò nuôi tại 3 huyện của tỉnh Hà Giang bị nhiễm sán lá gan thuộc loài Fasciola gigantica. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò qua mổ khám là 38,44%, cường độ nhiễm là 3 - 61 sán/bò. Tỷ lệ nhiễm qua xét nghiệm phân là 43,88%. Hiệu lực tẩy sán lá gan cho bò của 3 loại thuốc albendazol, nitroxinil - 25, liều 10mg/kgTT và thuốc triclabendazole, liều 12 mg/kg TT là 100%; cả 3 loại thuốc đều an toàn với bò.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở Gilan, Iran, cả 2 loài F. hepaticaF. gigantica cùng tồn tại ở bò, dạng trung gian cũng đã được Ansari-lari M. và Moazzeni M (2006) mô tả lần đầu tiên.

Về vật chủ chính, F. hepaticaF. gigantica có chung nhiều loài vật chủ ăn cỏ và ăn tạp (Mas-Coma, 1995). Tính mẫn cảm và đặc điểm bệnh lý do sán lá gan gây ra khác nhau đáng kể ở các vật chủ khác nhau. Nghiên cứu về Enzyme cho thấy, F. hepaticaF. gigantica khác nhau. Sự khác biệt giữa 2 loài chỉ có

5 vị khác khác nhau ở ITS-1 và 5 vị trí khác nhau ở ITS-2.(Mas-Coma, 1995). Có nhiều bằng chứng cho thấy, F. hepatica có liên quan với nhóm Galba nguồn gốc từ Bắc cực, Trung và Nam Mỹ với G. truncatula là vật chủ trung gian. Ngược lại, F. gigantica dường như liên quan đến nhóm ốc Radix, chủ yếu là loài

R. natalensis ở châu Phi và loài R. auricularia ở Palaearctic. Sự chuyên biệt về ốc vật chủ trung gian này giải thích sự phân bố địa lý của 2 loài sán lá gan. Trái lại, F. hepatica có thể lan rộng từ châu Âu đến tất cả 5 lục địa, F. gigantica chỉ giới hạn ở châu Phi và châu Á (kể cả Hawaii). Tóm lại, những bằng chứng trên cho thấy, tính đặc hiệu của 2 loài F. hepaticaF. gigantica, chúng tách biệt thành 2 loài khác nhau.

Kiziewicz B. (2013) đã kiểm tra 178 con bò rừng Bizon ở vườn quốc gia Bialowieza, Ba Lan, thấy có 63 con bị nhiễm sán lá F. hepatica (chiếm 35,3%), trong đó bò trưởng thành bị nhiễm với tỷ lệ cao nhất (61,9%) và bê nhiễm với tỷ lệ 20,63%.

Ali Khanjari và cs (2014) đã mổ khám 2.391 con cừu và dê tại các lò mổ ở khu vực Amol, miền Bắc Iran để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan Fasciola spp.

Theo Khan M. K. và cs (2015), Fasciola gigantica được xác định là loài Fasciola chiếm ưu thế ở Cameroon. Mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu ELISA của kháng thể F. gigantica đòi hỏi phải được cải thiện, xét nghiệm đã cho thấy là một công cụ hữu ích tiềm năng trong các nghiên cứu dịch tễ học.

Bless P. J. và cs. (2015) đã kiểm tra phân của 191 gia súc tại tỉnh Kandal, Campuchia thấy có 18,3% số mẫu dương tính với Fasciola spp.

Theo Elliott T. P. và cs. (2015), sán lá gan (Fasciola hepatica) là một loài ký sinh trùng phổ biến ở gia súc chăn thả tại khu vực phía đông nước Úc. Sán lá gan ký sinh làm giảm đáng kể năng suất thịt và sữa của gia súc tại quốc gia này.

Theo Calixto-Aguilar L và cs (2019), Bệnh sán lá gan là một bệnh quan trọng do Fasciola hepaticaFasciola gigantica gây ra. Sự phân bố của cả hai loài trùng nhau ở nhiều khu vực của châu Á và châu Phi bao gồm cả Ai Cập.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh sán lá gan ở bò tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)