Hệ số CAR hợp nhất các NHTMCP giai đoạn 2014 – 2017

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Thuý Hằng 4.2018 (Trang 52 - 54)

Đơn vị: %

2014 2015 2016 2017

NHTMCP Á châu (ACB) 14,10 12,8 13,19 11,2

NHTMCP Đầu tư và Phát triển VN

(BIDV) 9,27 9,81 9,5 10,9

NHTMCP Công thương (CTG) 10,40 10,60 10,40 10

NHTMCP Xuất nhập khẩu (EIB) 13,62 16,52 17,12 15,98

NHTMCP Quân đội (MB) 12,11 12,85 12,50 12,00 NHTMCP Quốc dân (NCB) 10,83 11,08 10,58 9,27 NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 11,33 11,4 13 12 NHTMCP Sài Gòn thương tín (STB) 10,40 10,96 9,61 11,3 NHTMCP Ngoại thương VN (VCB) 11,35 11,04 11,13 11,63 Hệ thống NHTM VN 12,75 13,00 12,84 11,10

(Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

- Giai đoạn năm 2014 - 2017, hệ số CAR trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang có xu hướng giảm dần về mức quy định 9% của NHNN. Trong khi đó, hệ số CAR của các ngân hàng thương mại có xu hướng biến động không đồng nhất, lúc tăng cao, nhưng cũng có lúc chỉ dừng ở mức lớn hơn 9%. Hệ số CAR có sự phân hóa rõ nét giữa các NHTM lớn và các NHTM nhỏ. Tính đến cuối

năm 2016, CAR của toàn hệ thống là 12,84%, thì đến cuối 2017 đã giảm về còn 11,10%. Nguyên nhân của sự biến động là do hiệp ước BASEL II được áp dụng vào cuối 2015 đã buộc các ngân hàng tăng vốn để duy trì hệ số CAR ở trên mức quy định. So với BASEL I CAR đang ở mức 9% nếu không tăng vốn thì khi áp dụng tiêu chuẩn của BASEL II CAR chỉ ở còn ở mức khoảng 8%. Chính điều này đã làm cho các NHTM liên tục tăng vốn cấp 2 bằng cách phát hành trái phiếu và hạn chế tín dụng. Tuy nhiên đây là biện pháp tạm thời, về lâu dài không áp dụng được và sẽ gây ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận toàn ngành.

- Chính thức thành lập từ năm 1991, trải qua quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín đã đạt được nhiều thành tựu lớn, liên tục gia tăng thành công số vốn điều lệ qua các năm và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

- Ngày 14/9/2015, NHNN đã có quyết định số 1844/QĐ-NHNN về việc chính thức chấp thuận việc sáp nhập Southern Bank vào Sacombank. Đến 01/10/2015, hai ngân hàng đã ký kết biên bản bàn giao chính thức sáp nhập toàn hệ thống Southern Bank vào Sacombank dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo NHNN và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Sau khi chính thức sáp nhập, trên thị trường đã không còn tên Southern Bank, đồng thời NHNN trở thành cổ đông lớn của Sacombank để theo dõi quá trình thay đổi sau sáp nhập của hai ngân hàng.

- Trước khi sáp nhập với Southern Bank, Sacombank là một trong những quy mô vừa phải nhưng lợi nhuận luôn ở mức cao so với trong khối NHTMCP, liên tục đạt các giải thưởng lớn trong nhiều năm liền.

- Sau sáp nhập, Sacombank đã trở thành NHTMCP có vốn điều lệ và quy mô nhân sự lớn nhất chỉ đứng sau 4 ngân hàng quốc doanh. Tuy nhiên, với quy mô tổng tài sản cùng nhân sự lớn, Sacombank sau sáp nhập trở nên làm ăn thua lỗ, lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu tài chính sụt giảm đáng kể. Chính điều này đã tạo ra nhiều bất lợi cho Sacombank và làm rộ lên tin đồn phá sản ngân hàng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Thuý Hằng 4.2018 (Trang 52 - 54)