Đánh giá hiệu quả hoạt động của Sacombank giai đoạn 2014 – 201

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Thuý Hằng 4.2018 (Trang 112 - 113)

5. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài

2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Sacombank giai đoạn 2014 – 201

2.6.1. Thành tựu

- Mức độ an toàn vốn:

 Hệ số an toàn vốn của NH liên tục biến động trong suốt giai đoạn 2014 – 2017, hai năm đầu giai đoạn, chỉ có 2 quý cuối của mỗi năm hệ số này đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel III. Năm 2014 hệ số CAR trung bình cả năm chỉ đạt 7,02%, đến năm 2015 cơ bản chỉ số này đã được chú ý cải thiện nhưng chưa đạt được trên 8,00% như mong đợi. Ngay sau thời điểm sáp nhập, với những nỗ lực trong công tác tăng trưởng tín dụng hệ số CAR của Sacombank liên tục duy trì ở mức trên 8,00%, cao nhất là năm 2017 với tỉ lệ trung bình là 10,62%.

 Hệ số CAR ở mức này khá là an toàn với Sacombank, thực tế đã ghi nhận các ngân hàng lớn hệ số CAR thường chỉ xoay quanh mức quy định như BIDV, Vietcombank còn đối với các ngân hàng nhỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vốn lại có hệ số CAR khá cao.

 Hệ số vốn tự có của Sacombank vẫn đang ở trên mức quy định dù liên tục giảm xuống và chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trước thời điểm sáp nhập, tỷ lệ vốn tự có của NH luôn duy trì ở mức trên 10% nhưng vẫn có dấu hiệu giảm sút, sau thời điểm sáp nhập, tỷ lệ này đã giảm xuống rõ rệt từ 11,22% ở quý I/2014 chỉ còn 6,95% ở quý IV/2017.

- Chất lượng tài sản có:

 Tổng tài sản của ngân hàng liên tục tăng thêm trong suốt giai đoạn 2014 – 2017, đặc biệt sau khi sáp nhập với ngân hàng Phương Nam vào quý IV/2015 đã làm tổng tài sản của NH tăng vọt lên thêm 37,77% so với quý III. Các quý sau, tổng tài sản cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

 Hoạt động nhận tiền gửi và cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với tỷ trọng tiền gửi khách hàng trong tổng nguồn vốn và cho vay khách hàng trong tài sản luôn chiếm một phần khá lớn.

 Chỉ số N-NIM của NH cũng đang ở mức rất thấp, tuy không có nhiều biến đổi sau hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên tỷ lệ NIM giảm liên tục trong nhiều quý trong khi N-NIM lại khá ổn định đã làm tỷ lệ NIM/N-NIM giảm dần xuống. Điều này phần

nào chứng minh được mức độ phụ thuộc của NH vào hoạt động tín dụng đang dần giảm xuống và đã bắt đầu chú trọng đến việc tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động phi tín dụng.

- Khả năng quản lý:

 Mô hình quản lý sau hoạt động sáp nhập đã được thay đổi lại theo mô hình tổ chức kiểu hỗn hợp. Tuy rằng mô hình khá cồng kềnh nhưng lại đạt được hiệu quả quản lý cao, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, tách bạch. Có từng bộ phận thanh kiểm tra riêng, bộ máy quản trị và ban kiểm soát không quản lý, kiểm soát từng bộ phận mà trực tiếp theo dõi báo cáo của Tổng giám đốc.

 Chính sách thu hút, tìm kiếm nhân tài cũng được triển khai mạnh mẽ với các chương trình học bổng, thực tập sinh tiềm năng, các đợt tuyển dụng tập trung cũng được tổ chức nhiều hơn.

 Trong mô hình mới, ở các phòng, chi nhánh mỗi cá nhân chỉ phụ trách một việc chuyên biệt.

 Tạo ra nhiều sân chơi, hoạt động ngoại khóa cho cán bộ - CNV nhằm đem lại môi trường làm việc thoải mái, bổ ích, xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp trong từng cá nhân.

 Chú trọng, thay đổi bộ mặt ngân hàng qua thái độ, tác phong làm việc của nhân viên dù là nhân viên bảo vệ, tạp vụ.

 Các chỉ tiêu định lượng, quản lý rủi ro khá tốt, tăng cường công tác quản trị, quản lý ở ban kiểm soát, ban điều hành hạn chế sai phạm dẫn đến rủi ro nghiêm trọng cho ngân hàng sau sự cố của ông Trầm Bê.

 Khả năng thanh khoản:

 Các chỉ tiêu thanh khoản của ngân hàng tuy rằng có giảm đi sau hoạt động sáp nhập nhưng đã được cải thiện, duy trì ở mức ổn định.

Một phần của tài liệu Hoàng Thị Thuý Hằng 4.2018 (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w