5.1. Kết luận
Dựa vào các cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra và khảo sát với một mẫu gồm 182 người dân đã, đang và sẽ quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Với những kết quả thu về, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong việc phát triển của các sàn thương mại điện tử, cụ thể như sau:
- Về quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử của người dân hiện nay, nghiên cứu này chỉ ra rằng Quyết định mua hàng ở các sàn thương mại điện tử là tương đối, trên mức trung bình là 2.532. Như vậy, các nhà quản trị điều hành cần có những giải pháp để có thể gia tăng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử cao hơn trong thời gian tới.
- Về thang đo trong nghiêm cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là đáng tin cậy vì hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.7 và có thể được tiếp tục sử dụng cho nghiên cứu khác.
- Về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên các sàn thương mại điện tử của người dân đã chỉ ra có 4 nhóm yếu tố tác động đến theo thứ tự từ lớn đến bé: Giá trị cảm nhận (GTCN) có tác động mạnh nhất (β1 = 0.412), tiếp theo là Nhận thức xã hội (NTXH) (β2 = 0.255), Nhận thức về sản phẩm và dịch vụ (NTSP) (β4 = 0.239) và cuối cùng thấp nhất là Nhận thức rủi ro (NTRR) (β3 = 0.040).
Phần tiếp theo sẽ đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với việc điều chỉnh một số chính sách thúc đẩy doanh thu kinh doanh của các sàn thương mại điện tử.
5.2. Đề xuất giải pháp:
Qua phân tích kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dân trên các sàn thương mại điện tử ta thấy được yếu tố về giá trị cảm nhận được đánh giá tương đối cao hơn so với các nhóm yếu tố còn lại. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm cũng như cải thiện những yếu tố khác để có thể làm hài lòng và thu hút được người dân sử dụng. Thông qua kết quả khảo sát, em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:
5.2.1. Nhóm yếu tố “Giá trị cảm nhận”:
- Để thu hút được người dân mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thì trước tiên là giao diện của các trang web phải đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với tất cả
mọi người. Vì theo cảm nhận của em, cũng là người hay mua hàng trên sàn thương mại điện tử thì em thấy rằng giao diện trang web đẹp, đơn giản, dễ sử dụng là yếu tố quan trọng để em quyết định trải nghiệm mua hàng trực tuyến. Nếu mà một sàn thương mại có giao diện khó sử dụng rất dễ dàng đánh mất khách hàng do người mua thường đặt cao sự nhanh chóng, tiện lợi lên đầu thay vì họ phải ngồi tìm hiểu xem cách mua hàng như thế nào trên sàn thương mại điện tử, điều đó rất tốn thời gian và mang lại cảm giác khó chịu cho khách hàng.
- Nguồn hàng hóa, sản phẩm phải uy tín, chất lượng, rõ nguồn gốc xuất sứ, hạn chế tình trạng hàng giả, kém chất lượng. Vì tình trạng hàng giả, kém chất lượng xảy ra rất nhiều khiến cho khách hàng dễ dàng mất niềm tin vào các sàn thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử nên tìm hiểu kĩ nguồn hàng của các đối để tránh tình trạng bị thiệt hại về mặt uy tín.
- Tình trạng của các sản phẩm phải được cập nhật thường xuyên, đa dạng về hàng hóa, sản phẩm, tránh tình trạng sản phẩm hết hàng quá lâu nhưng vẫn không cập nhật.
- Cập nhật nhiều hình thức thanh toán khác nhau theo nhu cầu của xã hội để tránh tình trạng khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán.
- Các sàn thương mại điện tử nên cập nhật các hình thức giao hàng nhanh chóng, ví dụ như giao hàng liền sau khi đặt trong vòng 2 giờ như sàn thương mại Tiki đã có. Vì đây có thể là một điểm cộng lớn để giúp khách hàng tìm đến mua hàng trên các sàn thương mại điện tử hơn thay vì mua trực tiếp vì tính hữu ích của nó.
5.2.2. Nhóm yếu tố “Nhận thức xã hội”:
- Với thời đại 4.0 đang phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh khốc liệt của các sàn thương mại điện tử là một điều hiển nhiên. Để thu hút được khách hàng lựa chọn sàn thương mại điện tử của mình thì chúng ta nên đẩy mạnh Marketing hơn cho nhiều người dân biết đến bằng nhiều cách như: kí hợp đồng quảng cáo với những người nổi tiếng, ngững người có sức ảnh hưởng trong xã hội để nhờ tiếng nói của họ kết nối sàn thương mại điện tử của mình đến gần hơn với người dân. Tạo được sự uy tín để người dân tin tưởng và quyết định mua hàng.
- Đề ra nhiều chính sách khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng nhiều hơn nhắm vào tâm lý khách hàng thích “săn hàng giảm giá” để giữ chân khách hàng. Khi khách hàng mua được sản phẩm với giá khuyến mãi nhưng chất lượng vẫn tốt thì họ sẽ
truyền miệng cho người thân, bạn bè đến với sàn thương mại điện tử của mình mua sắm chính những lúc thế này thì chúng ta lại có thêm một lượng lớn khách hàng mới. Nhờ đó mà sàn thương mại điện tử của mình mở rộng được thị trường và phát triển mạnh hơn.
5.2.3. Nhóm yếu tố “Nhận thức rủi ro”:
- Tập trung phát triển hệ thống bảo mật để bảo vệ thông tin khách hàng tốt hơn, tránh sự mất cắp thông tin khách hàng, điều đó sẽ đem lại phiền phức và sự khó chịu cho khách hàng. Hiện nay, việc thông tin khách hàng bị đắp cắp xảy ra rất nhiều. Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh khắc phục hiện trạng này để cho khách hàng có một trải nghiệm thật tốt khi mua hàng trên các sàn thương mại điên tử.
5.2.4. Nhóm yếu tố “Nhận thức về sản phẩm và dịch vụ”:
- Đào tạo nguồn nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn để khách hàng có trải nghiệm vui vẻ khi sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Đây cũng là giải pháp quan trọng để giữ chân khách hàng.
- Đảm bảo được nguồn sản phẩm chất lượng, có thương hiệu và xuất sứ rõ ràng để tạo sự tin tưởng cho khách hàng của mình. Để giúp nâng cao được vị trí của mình trong lòng khách hàng.
- Giải quyết tất cả các vấn đề xảy ra khi mà khách hàng mua sản phẩm gặp phải như bị mất hàng, hàng bị hỏng do vận chuyển, bị đánh tráo hàng kém chất lượng. Tránh tình trạng không giải quyết rõ ràng, ổn thỏa gây mất niềm tin của khách hàng.
5.3. Các hạn chế của bài nghiên cứu:
Mặc dù đề tài đã giải quyết xong mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhưng vẫn còn một số hạn chế đó là nghiên cứu chỉ được thực hiện với các đối tượng khảo sát là người dân ở quận Bình Thạnh, TP.HCM mà chưa nghiên cứu người dân ở những nơi khác. Do đó, kết quả nghiên cứu mang tính đại diện chưa cao. Trong tương lai cũng sẽ có nhiều sự thay đổi do sự phát triển của nền kinh tế nên kết quả nghiên cứu cũng sẽ có phần không phù hợp với lúc bấy giờ.