Đối với UBND xã Đồng Tâm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại UBND xã ngành luật (Trang 33 - 39)

5. Kết cấu báo cáo thực tập

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với UBND xã Đồng Tâm

Để góp phần tăng cường thực hiện Luật hộ tịch năm 2014 và các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, bền vững. Em xin đề xuất một số kiến nghị đối với UBND xã Đồng Tâm như sau:

Thứ nhất, UBND xã tiếp tục thực hiện công tác quản lý và đăng ký hộ tịch theo cơ chế một cửa – một cửa liên thông với trách nhiệm, nhiệt tình, thân thiện và hiệu quả. Tiếp tục niêm yết và công khai hóa các thủ tục về hộ tịch và đăng ký hộ tịch để người dân biết và có điều kiện tìm hiểu một cách dễ dàng.

Thứ hai, thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp xã trong quản lý nhà nước về hộ tịch; có sự phối kết hợp chặt chẽ đồng bộ trong bộ phận một cửa và các bộ phận khác trong UBND xã; thực hiện tốt về quy định, tiêu chuẩn nhiệm vụ của công chức làm công tác Tư pháp – Hộ tịch và những việc công chức làm công tác hộ tịch không được làm quy định tại các Điều 71, 72, 73, 74 Luật Hộ tịch 2014.

Thứ ba, UBND xã thực hiện bố trí, tổ chức biên chế công tác hộ tịch phải phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tức là phải có nghiệp vụ chuyên môn từ Trung cấp trở lên (Trung cấp luật, Đại học luật), không bố trí cán bộ, công chức không có chuyên môn, nghiệp vụ vào công tác này. Cần quan tâm hơn nữa về công tác đãi ngộ, ưu đãi cho công chức làm công tác Tư pháp – Hộ tịch cấp cơ sở để tạo sự thu hút và gắn bó lâu dài với nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, cần có quan tâm, đầu tư kinh phí để xây dựng và trang bị các loại phương tiện làm việc (phòng làm việc, máy móc thiết bị, tủ, giá để lưu trữ và quản lý hồ sơ hộ tịch…).

Thứ năm, công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của công chức Hộ tịch cấp xã, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư pháp (theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, phường, thị trấn là những người đáp ứng được các yêu cầu sau: có phẩm chất, đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.2.2. Đối với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Hiện nay đa số sinh viên tốt nghiệp chưa thực sự vững vàng về kiến thức chuyên môn, còn yếu về các kiến thức bổ trợ, nhất là ngoại ngữ và tin học, thiếu kỹ năng hành nghề luật. Đây là nguyên nhân khiến cử nhân luật khó xin việc sau khi tốt nghiệp. Từ thực tiễn trên em xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Thứ nhất, đưa thêm các môn học về kỹ năng sống, giao tiếp, ứng xử, nghề nghiệp đặc biệt là tin học văn phòng vào chương trình đào tạo. Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống phòng học thực hành, phòng diễn án.

- Thứ hai, cộng tác chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, các văn phòng luật... để đưa sinh viên đến thực tập. Ngoài ra, có thể mời các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, điều tra viên, chuyên gia pháp luật, cán bộ quản lý đang công tác tại tòa án, cơ quan tư pháp, cơ quan đơn vị hành chính – sự nghiệp tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên.

- Thứ ba, tổ chức toạ đàm “Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành

Luật” với sự đồng hành của nhiều chuyên gia gồm thanh tra, tư pháp, hành

pháp... Nhằm giúp sinh viên tự tin và có thể định hướng rõ hơn về nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2016 của Bộ Tư

pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2020), Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020

của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Hà Nội.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của

Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, Hà

Nội.

4. Chính phủ (2005), Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005

của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

5. Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch năm 2014, Hà Nội. 6. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015, Hà Nội

7. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Hà Nội.

8. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Hà Nội. 9. UBND xã Đồng Tâm (2018,2019,2020,2021), Báo cáo kết quả công tác Tư

pháp năm 2018,2019,2020,2021, Đồng Tâm.

10. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG TÂM TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021

Đơn vị tính: Trường hợp

TT Nội dung đăng ký

Số lượng đăng ký

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại Đúng hạn Quá hạn Đăng ký lại 1 Đăng ký khai sinh 126 61 12 121 43 20 109 45 15 125 51 5 2 Đăng ký khai tử 37 14 1 30 11 3 27 18 0 37 9 1 3 Đăng ký kết hôn 89 6 59 8 66 9 71 3 4 Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước 4 1 3 2 5 Thay đổi hộ tịch 3 2 5 2 6 Cải chính hộ tịch 9 8 5 6 7 Bổ sung 2 5 3 4

thông tin hộ tịch 8 Xác định lại dân tộc 2 0 1 3 9 Nhận cha, mẹ, con 3 2 4 3 10 Đăng ký giám hộ 1 0 0 1 11 Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch 3 1 2 5 12 Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 138 56 87 101

PHỤ LỤC 02

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI UBND XÃ ĐỒNG TÂM HUYỆN BẮC QUANG - TỈNH HÀ GIANG

Hình 01: Trụ sở xã Đồng Tâm huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Hình 03: Lễ khánh thành mô hình chiếu sáng đèn led xã Đồng Tâm

Hình 04: Phiên họp trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới xã Đồng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại UBND xã ngành luật (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w