KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Quy trình và hiệu quả nuôi trồng chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) nhập khẩu từ thái lan (Trang 36)

Sau khi nghiên cứu về quy trình trồng nấm sò trên mô hình đã được lựa chọn nghiên cứu, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

3.1. Nhân giống nấm sò Pleurotus florida 3.1.1. Nhân giống cấp 1

Sử dụng phương pháp nhân giống cấp 1 nâm sò bằng hệ sợi. Thành phần môi trường: Khoai tây: 250; Glucoza: 20; Thạch: 20; pH 7.

Cách tiến hành: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ, đun sôi trong nước sau 30 phút lọc qua vải màn, bổ sung nước và các thành phần khác của môi trường đủ 1 lít, khuấy tan thạch, đun sôi, phân môi trường vào các ống nghiệm, bình tam giác và đĩa petri. Môi trường được khử trùng ở 0,8 atm trong 30 phút. Để môi trường nguội, cấy chuyển 1% giống và nuôi giữ giống cấp 1 ở điều kiện 20oC.

Kết quả nghiên cứu nhân giống nấm sò cấp I được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm sò cấp I

Môi trường/Thời gian (ngày) Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm (cm) 1 1,8 ± 2 2 2,5 ± 2 3 4,5 ± 3 4 5,9 ± 4 5 6,7 ± 4 6 7,8 ± 2 7 9,3 ± 3

Hình 3.1. Hệ sợi nấm sò cấp I

Sau 1 tuần nuôi, khi giống nấm sò mọc trắng kín bề mặt môi trường thạch và sợi bện dày, được sử dụng cấy chuyển sang giống cấp 2 hoặc bảo quản lạnh để lưu giữ trong thời gian dài.

Đây là phương pháp nhân giống đạt yêu cầu về chi phí thấp, đơn giản, dễ tiến hành và hiệu quả, đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

3.1.2. Nhân giống cấp 2

Sử dụng phương pháp nhân giống cấp 2 nấm sò bằng hệ sợi. Trong nhân giống cấp 2 thì nguồn cơ chất có vai trò rất quan trọng và quyết định thời gian sản xuất, sự phát triển mạnh hay yếu của giống nấm. Để tìm ra nguồn cơ chất thích hợp cho nhân giống cấp 2 và tận dụng nguồn phế phụ phẩm sẵn có của ngành nông nghiệp tại địa phương. Môi trường sử dụng trong nghiên cứu nhân giống nấm cấp 2 gồm thành phần: Môi trường hạt thóc (% về khối lượng): Hạt thóc: 98, CaCO3: 2.

Cách tiến hành: Thóc được ngâm nước trong 24 giờ, sau đó luộc chín sao cho hạt thóc nở đều nhưng không bị nát, vớt ra để khô ráo nước rồi phối trộn với các môi trường như trên. Sau đó phân các môi trường vào chai thủy tinh, làm nút bông rồi đem khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 60 phút. Sau khi môi trường đã nguội thì cấy giống sao cho một ống nghiệm cấp 1 cấy chuyển sang được khoảng 3 chai giống cấp 2 (đạt tỷ lệ cấy tiếp giống 1%). Kết quả nhân giống nấm sò trắng cấp II được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm sò cấp II

Môi trường/Thời gian (tuần) Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm (cm) 1 1,5 ± 3 2 2,8 ± 3 3 4,1 ± 1 4 6,2 ± 2 Hình 3.2. Hệ sợi nấm sò trắng cấp II

Nhân giống cấp 2 trên môi trường hạt là phương pháp nhân giống cấp 2 đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, có ưu điểm là chi phí thấp, đơn giản, dễ tiến hành ở điều kiện nông thôn của tỉnh Phú Thọ, có hiệu quả cao và thuận tiện trong vận chuyển.

Kết quả thu được cho thấy: Hệ sợi cấp II của chủng nấm sò nghiên cứu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sau 4 tuần nuôi trên môi trường nhân giống cấp II đạt 6,2 cm, sợi nấm mọc vươn dài và bện kết chặt chẽ với nhau và ăn kín nguyên liệu làm môi trường, hệ sợi có mầu trắng và không nhiễm tạp, đạt tiêu chuẩn làm giống cấp II.

3.1.3. Nhân giống cấp 3

Sử dụng phương pháp nhân giống cấp 3 bằng hệ sợi. Môi trường và quy trình nhân giống nấm sò cấp 3 sử dụng tương tự môi trường và quy trình nhân giống cấp 2. Điểm khác biệt là phần bình tam giác (chai thủy tinh) được thay thế là túi nilon. Hệ số nhân từ 1 bình giống nấm sò cấp 2 thu được trung bình 10-13 túi giống nấm sò cấp 3. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm sò cấp III

Môi trường/Thời gian (tuần) Khả năng sinh trưởng hệ sợi nấm (cm) 1 1,3 ± 1 2 1,8 ± 2 3 3,1 ± 2 4 5,2 ± 1

Hình 3.3. Hệ sợi nấm sò trắng cấp III

Kết quả thu được cho thấy: Hệ sợi cấp III của chủng nấm sò nghiên cứu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sau 4 tuần nuôi trên môi trường nhân giống cấp III đạt 5,2 cm, sợi nấm mọc vươn dài và bện kết chặt chẽ với nhau và ăn kín nguyên liệu làm môi trường, hệ sợi có mầu trắng và không nhiễm tạp, đạt tiêu chuẩn làm giống cấp III.

3.2. Chuẩn bị và xử lý nguyên vật liệu nuôi trồng nấm sò trắng Pleurotus florida

3.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, nhân công và xử lý nguyên liệu nuôi trồng nấm sò

* Dựa trên tiêu chuẩn tiến hành lựa chọn nguyên liệu

Nguyên liệu nuôi trồng nấm là phế liệu trong nông, lâm nghiệp, sẵn có ở địa phương rất phong phú và dồi dào. Thông thường, sử dụng các loại nguyên liệu trồng nấm khác nhau như: rơm rạ, cây ngô, mùn cưa, bãi mía, vỏ trấu, cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế thải,... phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của nấm nuôi trồng. Đây là nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng là sản phẩm sẵn có tại địa phương. Đặc biệt các nguyên liệu trồng nấm là phế phẩm của nông lâm nghiệp rất giàu chất xenlulo, dễ thu nhận và xử lý sau khi nuôi trồng, góp phần bảo vệ môi trường.

Tại mô hình trồng nấm nhà ông Nguyễn Văn Tuấ n ở Vân Phú- Viê ̣t Trì- Phú Thọ sử dụng nguồn nguyên liệu chính đó là bông phế thải.

Nấm sò có thể số ng trên nhiều loa ̣i nguyên liê ̣u khác nhau nhưng phát triển tố t nhất là bông phế liê ̣u.

* Nhà xưởng

Diện tích sử dụng trong mô hình là nhà xưởng với diện tích 3500 m2, nền nhà sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm cao, độ ánh sáng và thông thoáng đủ. Mái phủ nilon thứ sinh, phía trên mái lợp một lớp lá cọ tạo độ mát. Dù ng dây cheo để cheo bi ̣ch nấm.

Tùy theo diện tích nhà treo sao cho phù hợp để dễ chăm sóc, thu hái. Tạo lỗ thông gió hai phía đầu hồi và xung quanh mô hình.

* Dụng cụ sử dụng trong xử lý nguyên liệu

Máy làm tơi bông, xe cải tiến vận chuyển nguyên liệu, xô, chậu, rổ rá, dao nhỏ để thu hái nấm, máy sàng, dây kéo, than, củi, bếp,... Dụng cụ tưới: bình phun sương, máy bơm, bình ô doa.

* Lao động sử dụng

Tùy theo số lượng nguyên liệu để trồng nấm nhiều hay ít bố trí người làm việc. Giai đoạn tập trung nhiều lao động nhất là đóng bịch (140 nghìn đồng/người/1 buổi), giai đoạn xử lý nguyên liệu đến chăm sóc, thu hái (do gia đình tự thu hái). Theo mô hình trồng nấm tại nhà ông Tuấn thuê 8 người làm việc.

* Vốn đầu tư

Giá của túi giống là 20000đ/1 bịch (đóng được 30 bịch). Giá bông phế liệu 2200đ/ 1kg, 2500đ/ 1kg vôi.

* Giống

Giống nấm sò được mua tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp. Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Nguồn giống nấm tại đây đã được Bộ Nông Nghiệp & PTNN công nhận giống quốc gia.

* Tiến hành ủ nguyên liê ̣u

Hòa 10kg vôi vào nướ c (PH = 12) đươ ̣c đổ dần vào khuân (2m x 1m) để bông phế liê ̣u sau đó dẫm ủ trong 3 ngày sau đó đưa vào máy đảo tơi (Hình 3.4 và hình 3.5, hình 3.6).

Hình 3.5. Đóng túi nguyên liệu

Sau khi bông được đảo tơi 1-2 ngày sẽ được đem đóng bịch mỗi bi ̣ch nặng 2kg. Kiểm tra độ ẩm đạt 65%. Tiếp tục tiến hành đóng túi nilon chịu nhiệt (loại PP) có kích thước: 25-35 cm. Túi có hình dạng ở một khúc gỗ cao 20-22 cm. Bông được cho vào từng đợt, nén chặt. Có thể buộc cổ túi bằng cách dùng bông hoặc giấy bìa cứng. Sau đó dùng giấy báo hoặc giấy dầu bọc miệng túi lại. Buộc miệng bịch bằng dây chun. Sau khi cấy giống có thể dùng ống nhựa đã được cưa từng đoạn ngắn dùng làm cổ chai, dùng bông không thấm nước làm nút chai, nhưng ít được dùng vì không thoát khí, nấm sò dễ bị chết. Trọng lượng mỗi bịch nguyên liệu trung bình là 2kg. Sau đó tiến hành khử trùng túi nguyên liệu.

3.2.2. Hấp khử trùng nguyên liệu

Sau khi đóng túi, tiến hành hấp khử trùng túi bông bằng lò hấp khử trùng. Bông khi đóng vào túi khử trùng ngay, không nên để quá 12 giờ vì trong thời gian đó các nhóm vi sinh vật hiện diện trong túi sẽ tiếp tục hoạt động và thải ra nhiều khí độc như amoniac,… Các khí này không thể thoát ra ngoài, bị giữ lại trong túi bông và trở nên độc cho nấm làm tơ không bám được vào cơ chất. Nhiệt độ trong túi bông đạt đủ 95 - 100oC (8-10 tiếng), để ủ trong 6 tiếng. Phương pháp hấp trong hơi nước bão hòa đã triển khai sản xuất trên diện rộng rẻ tiền mà vẫn đạt hiệu quả khử trùng cao (Hiệu quả đạt 98%). Các bịch bông sẽ đươ ̣c xếp theo hình thang trong lò để đảm bảo hơi nóng đến đươ ̣c tất cả các bi ̣ch (Hình 3.7 và hình 3.8).

Hình 3.8. Túi nguyên liệu sau khi hấp khử trùng

Tuy nhiên có tỷ lệ nhỏ nấm sò bị hỏng (2%) không lên sợi màu trắng không mọc ra quả thể, nấm sò mọc quả thể nhưng chậm, ngắn do bị nhiễm vi khuẩn và bị mốc xanh. Đây là điều cần phải khắc phục trong mô hình để đạt hiệu quả cao hơn như tăng thời gian hoặc nhiệt độ khử trùng.

3.3 Cấy giống

* Chuẩn bị

- Phòng cấy đảm bảo vê ̣ sinh, cồ n, giống nấm - Bịch bông đã được khử trùng

* Tiến hà nh

Sau khi khử trùng túi bông được đưa ra để nguội rồ i tiến hành cấy giống cấp 3, không để quá lâu mớ i cấy sẽ bi ̣ giảm chất dinh dưỡng. Xịt cồn tay, dùng panh vô trùng kẹp nhẹ túi giống đánh tơi và chuyển sang các lỗ cấy giống đã dùi từ trước trong túi bông. Mỗi túi bông cấy tỷ lệ giống 1% phủ trên bề mặt túi bông. Quy trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ.

3.4. Ươm sơ ̣i và chăm sóc nấm sò trắng Pleurotus florida3.4.1. Ươm sợi 3.4.1. Ươm sợi

Bịch nấm đã cấy giống được chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá theo chiều nút bông phía trên. Khoảng cách giữa các bịch từ 5 - 10cm, nhà cần thoáng mát sạch sẽ, không cần ánh sáng. Thời gian ươm từ khi cấy giống cho đến khi sợi nấm mầu tắng ăn kín bịch nguyên liệu. Thời gian ươm sợi khoảng 20-25 ngày tùy vào thời tiết. Nhiê ̣t đô ̣ thích hợp khoảng 22-27oC.

Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt, sợi nấm ăn kín đáy bịch, ta dùng dao nhọn, sắc, rạch 4 - 6 đường so le nhau xung quanh bịch, khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3 - 4cm, sâu khoảng 0,5 cm. Gỡ nút bông ra, úp miệng túi quay xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 15 - 20cm để khi nấm ra không chạm vào nhau. Sau khoảng một tuần thì nấm bắt đầu mọc ra từ các vết rạch trên túi nguyên liệu (Hình 3.9).

Hình 3.9. Cách ra ̣ch bi ̣ch nguyên liệu nuôi trồng nấm sò

3.4.2. Chăm sóc và thu hái

Nếu chưa phát hiện thấy nấm tuyệt đối không được tưới nước vào bịch. Nếu nhà trồng nấm khô quá thì tiến hành tưới nước xuống nền nhà tạo độ ẩm cho nấm phát triển nhanh. Sau khi rạch bịch 5 - 7 ngày nấm bắt đầu ra quả thể, lúc này ta tiến hành tưới nước dạng phun sương lên giàn nấm. Mỗi ngày tưới 3 - 4 lần tùy độ ẩm trong phòng.

Từ khi xuất hiện đến khi thu hái nấm là 3 - 4 ngày (Hình 3.10). Hái nấm đúng độ tuổi sẽ cho chất lượng cao. Sau khi hái phải nhặt sạch chân nấm còn sót lại trên bịch rồi ép nhẹ bịch cho chặt. Sau khi thu hái nấm xong thì ngừng tưới nước. Khi xuất hiện nấm non thì tiến hành chăm sóc như đợt đầu. Mỗi túi nấm cho thu hái từ 7-8 đơ ̣t đa ̣t sản lươ ̣ng từ 1-1,2 kg / túi. Đơ ̣t thu hái đầu tiên có năng xuất cao nhất từ 0,4-0,5kg/túi sau đó giảm dần vào các đợt sau (Hình 3.11). Sau mỗi lần thu hái cho nấm nghỉ khoảng 3-4 ngày rồ i tiếp tục tưới phun sương.

Hình 3.11. Nấm sò đã đươ ̣c thu hoa ̣ch chuẩn bi ̣ sơ chế để mang bán * Một số điểm lưu ý khi nuôi trồng * Một số điểm lưu ý khi nuôi trồng

- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài tác nhân vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, nấm sò còn chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như thuốc trừ sâu, kim loại nặng…. Trường hợp này tai nấm có thể biến dạng hoặc ngưng ra quả thể.

- Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng.

- Nếu nấm ra nhỏ là do sau khi thu hoạch xong không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao.

- Nếu nấm ra cuống nhỏ dài có thể là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá.

- Khi nấm còn nhỏ tăng số lần tưới theo độ lớn của nấm sao cho cánh nấm luôn óng ánh nước. Khi nấm to thì giảm số lần tưới và ngừng tưới nước trước khi thu hái nấm 5 tiếng.

- Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống khoảng 7 ngày. Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.

- Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc quá trình tưới nước vào các vết rạch, do vệ sinh kém sau thu hái.

3.5. Xử lí nguyên liệu sau thu hoạch

Khi thu hoạch xong một đợt phải dọn sạch sẽ các túi bông và làm vệ

sinh khu vực nuôi trồng.

Khi đã thu hết nấm, chuyển các túi bông tập trung gọn lại, ủ để làm phân vi sinh. Như vậy, quy trình nuôi trồng nấm sò tại mô hình đã cho ta thấy hiệu quả sau khi thu hoạch của người dân đạt hiệu quả cao.

3.6. Đánh giá hiệu quả thu được từ mô hình

* Năng suất

Từ một bịch nguyên liệu 2kg bông phế liệu ươm sợi, thu hoạch được từ 1-1,2kg nấm tươi x 7-8 lần thu hái. Như vậy, năng suất thu hoạch trong nuôi trồng nấm sò cao từ 80-140%.

* Hiệu quả kinh tế

Sản phẩm nấm tươi thu nhận được từ mô hình được đưa ra thị trường được bán với giá từ 40-45000đ/kg. Từ 10 vạn bịch nấm, thu nhận sản phẩm

và đưa vào thị trường đã đem về cho chủ của mô hình trên 400 triệu đồng. Khi khấu trừ chi phí, chủ hộ đã đem về lãi suất trong năm đầu tiên khoảng 200 triệu đồng. Trong khi đó, từ các vụ/năm tiếp theo, chủ đầu tư không cần đầu tư cho cơ sở vật chất và sẽ tiếp tục thu lãi cao hơn năm đầu tiên.

* Hiệu quả về môi trường

Trong suốt quá trình nuôi trồng nấm sò , nguồn nguyên liệu phế phẩm bông phế liệu đã được nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Nguồn nguyên liệu sau nuôi nấm sò đã được nấm sò phân hủy triệt để và tạo ra nhiều chất dễ hấp thu được tiếp tục sử dụng làm phân bón cho đồng ruộng và trồng rau, góp phần khép kín quy trình tuần hoàn các chất trong tự nhiên, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giúp giảm chi phí cho lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp.

Như vậy, quy trình nuôi trồng nấm sò tại mô hình đã cho ta thấy hiệu

Một phần của tài liệu Quy trình và hiệu quả nuôi trồng chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) nhập khẩu từ thái lan (Trang 36)