Nấm sò đã đươ ̣c thu hoạch chuẩn bị sơ chế để mang bán

Một phần của tài liệu Quy trình và hiệu quả nuôi trồng chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) nhập khẩu từ thái lan (Trang 50 - 60)

- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài tác nhân vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, nấm sò còn chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân khác như thuốc trừ sâu, kim loại nặng…. Trường hợp này tai nấm có thể biến dạng hoặc ngưng ra quả thể.

- Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng.

- Nếu nấm ra nhỏ là do sau khi thu hoạch xong không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao.

- Nếu nấm ra cuống nhỏ dài có thể là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá.

- Khi nấm còn nhỏ tăng số lần tưới theo độ lớn của nấm sao cho cánh nấm luôn óng ánh nước. Khi nấm to thì giảm số lần tưới và ngừng tưới nước trước khi thu hái nấm 5 tiếng.

- Các loại nấm mốc xanh, đen, vàng thường xuất hiện sau khi cấy giống khoảng 7 ngày. Nguyên nhân do nguyên liệu ủ chưa đủ nhiệt, vệ sinh khu vực cấy giống không tốt, thời tiết nóng bức, thiếu độ thông thoáng hoặc giống bị nhiễm bệnh từ trước.

- Nhiễm khuẩn: Do vi khuẩn làm hỏng mũ nấm hoặc quá trình tưới nước vào các vết rạch, do vệ sinh kém sau thu hái.

3.5. Xử lí nguyên liệu sau thu hoạch

Khi thu hoạch xong một đợt phải dọn sạch sẽ các túi bông và làm vệ

sinh khu vực nuôi trồng.

Khi đã thu hết nấm, chuyển các túi bông tập trung gọn lại, ủ để làm phân vi sinh. Như vậy, quy trình nuôi trồng nấm sò tại mô hình đã cho ta thấy hiệu quả sau khi thu hoạch của người dân đạt hiệu quả cao.

3.6. Đánh giá hiệu quả thu được từ mô hình

* Năng suất

Từ một bịch nguyên liệu 2kg bông phế liệu ươm sợi, thu hoạch được từ 1-1,2kg nấm tươi x 7-8 lần thu hái. Như vậy, năng suất thu hoạch trong nuôi trồng nấm sò cao từ 80-140%.

* Hiệu quả kinh tế

Sản phẩm nấm tươi thu nhận được từ mô hình được đưa ra thị trường được bán với giá từ 40-45000đ/kg. Từ 10 vạn bịch nấm, thu nhận sản phẩm

và đưa vào thị trường đã đem về cho chủ của mô hình trên 400 triệu đồng. Khi khấu trừ chi phí, chủ hộ đã đem về lãi suất trong năm đầu tiên khoảng 200 triệu đồng. Trong khi đó, từ các vụ/năm tiếp theo, chủ đầu tư không cần đầu tư cho cơ sở vật chất và sẽ tiếp tục thu lãi cao hơn năm đầu tiên.

* Hiệu quả về môi trường

Trong suốt quá trình nuôi trồng nấm sò , nguồn nguyên liệu phế phẩm bông phế liệu đã được nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Nguồn nguyên liệu sau nuôi nấm sò đã được nấm sò phân hủy triệt để và tạo ra nhiều chất dễ hấp thu được tiếp tục sử dụng làm phân bón cho đồng ruộng và trồng rau, góp phần khép kín quy trình tuần hoàn các chất trong tự nhiên, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giúp giảm chi phí cho lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp.

Như vậy, quy trình nuôi trồng nấm sò tại mô hình đã cho ta thấy hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế, năng xuất, hiệu quả sử dụng nguyên liệu mà còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cho người dân hiện nay như vấn đề sức khỏe thông qua việc sử dụng nấm trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng như góp phần giải quyết việc làm cũng như các vấn đề xã hội liên quan khác hiện nay.

Điều kiện khí hậu, thời tiết nước ta đa dạng (lạnh, mát, nóng ẩm), thích hợp cho nhiều loại nấm phát triển quanh năm với năng suất cao, chất lượng tốt. Ví dụ, ngoài nấm sò , chu kỳ sinh trưởng của nấm ngắn (nấm rơm từ trồng đế lúc được thu hoạch 10 - 12 ngày). Nguyên liệu trồng nấm dồi dào (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, thân - lõi ngô, thân khoai mì, thân cây gỗ các loại) theo tính toán sản lượng các nguyên liệu đạt 40 triệu tấn/năm, nếu đưa vào sử dụng 10- 15% sẽ sản xuất 1 triệu tấn nấm/ năm và hàng ngàn tấn phân hữu cơ. Nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, giá rẻ, vốn đầu tư trồng nấm không cao. Phát triển nghề trồng nấm sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế, giúp hộ gia đình có việc làm, thoát khó khăn, đặc biệt là đối với những vùng miền núi, vùng sâu,

vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn thì đây là mô hình rất đáng học tập và nhân rộng.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TRỒNG GIỐNG NẤM SÒ

* Giai đoạn nhân giống (gồm nhân giống cấp 1, cấp 2, cấp 3)

* Giai đoạn nuôi đại trà:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và xử lý nguyên liệu

Bước 2: Đóng túi và khử trùng

Bước 3: Cấy giống

Bước 4: Ươm sợi và chăm sóc

Bước 5: Thu hoạch nấm tươi và đưa ra thị trường tiêu thụ

Bước 6: Xử lý nguyên liệu sau thu hoạch

THUYẾT MINH QUY TRÌNH Giai đoa ̣n nhân giống:

+ Nhân giống cấp 1

Môi trường nhân giống cấp 1 có thành phần (g/l): Khoai tây: 250; Glucoza: 20; Thạch: 20; pH 6,5.

+ Nhân giống cấp 2

Môi trường sử dụng trong nghiên cứu nhân giống nấm cấp 2 là môi trường hạt thóc (% về khối lượng) gồm thành phần: Hạt thóc: 98, CaCO3: 2.

+ Nhân giống cấp 3

Môi trường nhân giống cấp 3 sử dụng ha ̣t thóc để làm nguyên liệu nhân giống nấm sò trắng.

Giai đoa ̣n nuôi đa ̣i trà:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và xử lý nguyên liệu

Hò a vôi vào nước (PH = 12) đươ ̣c đổ dần vào khuân để bông phế liệu sau đó dẫm ủ trong 3 ngày sau đó đưa vào máy đảo tơi .

Bước 2 : Đóng bi ̣ch và hấp khử trùng nguyên liê ̣u

Sau khi bông được đảo tơi 1-2 ngày sẽ được đem đóng bi ̣ch mỗi bịch nặng 2kg. Kiểm tra độ ẩm đạt 65%.

Khử trùng bi ̣ch bông ở nhiê ̣t đô ̣ 95 - 100oC (8-10 tiếng), để ủ trong 6 tiếng.

Bước 3: Cấy giống:

Mỗi túi bông cấy tỷ lệ giống 1% phủ trên bề mặt túi bông. cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ.

Bướ c 4: Ươm sơ ̣i và chăm sóc:

Đưa bịch nấm đã được cấy giống vào phòng ươm sợi. Phòng thoáng mát ít ánh sáng.

Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt, sợi nấm ăn kín đáy bịch, ta dùng dao nhọn, sắc, rạch 4 - 6 đường so le nhau xung quanh bịch, khoảng cách giữa các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3 - 4cm, sâu khoảng 0,5 cm.

Sau khi rạch bịch 5 - 7 ngày nấm bắt đầu ra quả thể, lúc này ta tiến hành tưới nước dạng phun sương lên giàn nấm. Mỗi ngày tưới 3 - 4 lần tùy độ ẩm trong phòng.

Bước 5: Thu hoạch nấm tươi và đưa ra thị trường tiêu thụ

Từ khi xuất hiện đến khi thu hái nấm là 3 - 4 ngày. Hái nấm đúng độ tuổi sẽ

cho chất lượng cao. Mỗi tú i nấm cho thu hái từ 7-8 đơ ̣t đa ̣t sản lươ ̣ng từ 1- 1,2 kg / tú i. Đơ ̣t

thu hái đầu tiên có năng xuất cao nhất từ 0,4-0,5kg/túi sau đó giảm dần vào các đợt sau

Bước 6: Xử lý nguyên liệu sau thu hoạch

Khi đã thu hết nấm, chuyển các túi bông tập trung gọn lại, ủ để làm phân vi sinh.

* Năng suất

Từ một bịch nguyên liệu 2kg bông phế liệu ươm sợi, thu hoạch được từ 1-1,2kg nấm tươi x 7-8 lần thu hái. Như vậy, năng suất thu hoạch trong nuôi trồng nấm sò cao từ 80-140%.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận

Qua nghiên cứu quy trình và hiệu quả nuôi trồng nấm sò Pleurotus florida đại trà tại mô hình nấm khu 6 - Vân Phú - Viê ̣t Trì – Phú cho thấy:

* Xử lý bông phế liệu bằng phương pháp ủ có phối trộn và bổ sung các thành phần dinh dưỡng theo tỷ lệ cân đối và sử dụng bông phế liê ̣u làm nguyên liệu nuôi trồng nấm sò Pleurotus florida đã cho hiệu quả cao, giúp tiết kiệm chi

phí đầu vào và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn phế liệu này trong thực tiễn. * Điều kiện nuôi cấy thích hợp nhất đối với nấm sò là:

+ Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm sò phát triển là 22 - 28oC. Khi tăng nhiệt độ nuôi nấm lên 35oC hoặc hạ nhiệt độ xuống dưới 15oC, khả năng phát triển nấm sò kém và cho năng suất thấp.

+ pH môi trường thích hợp cho nấm sò là pH 7-8

+ Độ ẩm trong cơ chất sử dụng nuôi trồng mộc nhĩ thích hợp là 60 - 65%. Ở điều kiện khô (độ ẩm < 60%) hoặc quá ẩm (độ ẩm > 65%), sự sinh trưởng phát triển của nấm sò diễn ra chậm.

+ Độ ẩm không khí tốt nhất cho nuôi trồng nấm sò là 90 - 95%. + Thời gian: 32-34 ngày kể từ khi cấy giống đến thu hoạch. * Hiệu quả:

+ Năng suất đạt 80-140%.

+ Lãi xuất thu về của mô hình trên 300 triệu/vụ/năm đầu.

+ Góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sử dụng nguồn nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp là bông phế liê ̣u, giúp giải quyết việc làm, cải thiện sức khỏe, thu nhập cho người dân và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan khác.

3.2. Kiến nghị

1. Cần nghiên cứu tìm biện pháp khắc phục hiện tượng nhiễm nấm

2. Sản xuất nấm sò vẫn đang dừng ở quy mô nhỏ, phân tán, năng suất lao động chưa được liên tục, chưa hình thành được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, sản phẩm chưa đồng đều về quy cách, chất lượng chưa ổn định. Vì vậy, cần được nghiên cứu về cách tổ chức tạo uy tín và thương hiệu cho sản phẩm chất lượng hơn.

3. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa xác lập được thị trường tiêu thụ bền vững trong nước, xuất khẩu còn ít, chưa tương xứng với tiền năng lợi thế của nước ta. Vì vậy, cần tìm tổ chức khoa học và bền vững hơn trong việc thu nhận sản phẩm đầu ra cho các mô hình.

4. Tiềm lực khoa học công nghệ còn hạn chế, cán bộ nghiên cứu về nấm chưa nhiều, giống nấm mới chưa phong phú, công nghệ sản xuất nấm vẫn lạc hậu, thủ công và thiếu chủ động, chưa được cơ giới hóa, tự động hóa. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu về quy trình nuôi trồng nấm mới, phổ biến, nhân rộng trong nhân dân, bên cạnh đó cần chú trọng phát triển thương hiệu và thị trường đầu ra cho sản phẩm để người dân thực sự được giàu có lên một cách bền vững nhờ vào nghề trồng nấm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Chính (2005) Phát triển công nghệ sản xuất nấm dược liệu phục vụ tăng cường sức khỏe, Báo cáo nghiệm thu đề tài hợp tác Việt Nam -

Hàn Quốc, Hà Nội.

2. Nguyễn Lân Dũng (2005), Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Lân Dũng(2009), Công nghệ nuôi trồng nấm tập I, II, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Thành Đạt (Chủ biên), Mai Thị Hằng (2000), Sinh học vi sinh vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Federico (2005), Nấm ăn cơ sở khoa học và kỹ thuật nuôi trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

6. Trịnh Tam Kiệt và các tác giả khác (2001), Danh lục các loài thực vật Việt

Nam tập I phần Nấm (trang 218- trang 350), Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

7. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn Việt Nam, Tập 1,2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn. Kỹ

thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu (2008), tài liệu của Viện Di truyền Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Đinh Xuân Linh và Cộng sự, “Đánh giá về thực trạng và chiến lược nghiên

cứu, phát triển nấm hiện nay ở Việt Nam” (tháng 12, năm 2008), báo cáo tham luận tại hội thảo chuyên đề “Sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm ăn – nấm dược liệu” Ninh Bình.

10. Phạm Thùy Linh (2005), Đặc điểm sinh học của một số loài nấm mới nhập ngoại có khả năng chống virut và chống u, Luận văn thạc sỹ khoa học,

11. Lê Duy Thắng (1999), Kỹ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Thành

phố Hồ Chí Minh.

12. Lê Hoàng Vũ (2013), Giải pháp phát triển nghề trồng nấm, Báo Nông

Nghiệp Việt Nam.

13. Paul Staments (1993), Growing Gourmet and Medicinal Mushrooms, first edition.Ten Speed Press: Berkley.

14. Buah JN, Van der Puije GC, Bediako EA, Abole EA and Showemimo F (2010), The Growth and Yield Performance of Oyster Mushroom (Pleurotus

Ý kiến giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Thị Ngọc Liên

Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Quy trình và hiệu quả nuôi trồng chủng nấm sò trắng (pleurotus florida) nhập khẩu từ thái lan (Trang 50 - 60)