Thông tin chung của chủ hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Phân loại hộ kinh tế Tuổi Học vấn Số nhân khẩu Số lao động Số năm định cư Ô tô (chiếc) Xe máy (chiếc) Điện thoại (chiếc) Khá 46.2 8.1 5.1 2.5 31.5 1.21 1.6 4.5 Trung bình 48.1 6 6.3 2.7 35.6 1 1.5 4.23 Cận nghèo 42 5 4.5 2.5 30 0 1 2.5 Nghèo 42.5 5.2 5.5 2.5 34.3 0 1 2.01

(Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng 3.2 cho thấy, với tổng số hộ điều tra là 150 hộ, tuổi bình quân của các chủ hộ dao động từ 42 đến 49 tuổi, nhóm hộ trung bình có tuổi đời bình quân lớn nhất (48,1 tuổi) so với các nhóm khác là nhóm hộ khá (tuổi bình quân là 46,2 tuổi), hộ cận nghèo là 42 tuổi, hộ nghèo là 42,5 tuổi. Điều này cho thấy càng lớn tuổi chủ hộ càng có xu hướng phát triển nhiều nghề để bảo đảm cuộc sống ổn định cho gia đình mình.

Trình độ văn hóa của chủ hộ không quá thấp so với các hộ nông dân ở các vùng khác, chủ yếu là học hết cấp 2 (6/10), đối với nhóm hộ khá số năm đi học cao hơn các nhóm hộ khác, bình quân số năm đi học của nhóm hộ này là 8,1 năm, trong khi nhóm hộ nghèo và cận nghèo số năm đi học chỉ đạt 5-5,2 năm. Điều này cho thấy số năm đi học của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến kinh tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình. Chủ hộ càng đi học nhiều thì khả năng

làm kinh tế càng cao và có cơ hội mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia đình so với chủ hộ đi học thời gian ít hơn.

Số nhân khẩu bình quân của các nhóm hộ không cao so với nhiều vùng nông thôn khác, tuy nhiên nếu xét riêng từng hộ gia đình thì số nhân khẩu tương đối cao so với bình quân chung về lao động, số nhân khẩu bình quân của nhóm hộ khảo sát là 5,4 nhân khẩu/hộ, trong khi số lao động bình quân trên hộ của các nhóm hộ điều tra là 2,6 lao động/hộ và có sự tương đồng giữa các nhóm hộ. Điều này cho thấy một lao động phải làm việc để nuôi từ 2-3 nhân khẩu. Đây là vấn đề khó khăn đối với các hộ gia đình ở huyện Phú Bình và để bảo đảm thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống, các chủ hộ buộc phải phát triển nhiều ngành nghề kinh tế khác ngoài làm nông nghiệp đơn thuần.

3.1.2. Điều kiện về đất đai của nhóm hộ

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và không thể thay thế. Kết quả thống kê cho thấy đất của hộ bao hàm đất ruộng (chủ yếu trồng lúa), đất trồng cây hàng năm, đất ao vườn, đất trồng cây lâu năm và đất ở. Trong đó, ngoài đất ở thì các diện tích đất dùng cho canh tác nông nghiệp bình quân của hộ đạt từ 0,5 ha đến 1ha, đây là điều kiện tốt cho hộ dân phát triển kinh tế gia đình. Điều tra về tình hình đất đai của các nhóm hộ cho thấy, hiện nay ở huyện Phú Bình hộ có diện tích đất canh tác lớn hơn thì có điều kiện kinh tế tốt hơn các hộ còn lại, điều này cho thấy vai trò rất lớn của nông nghiệp trong kinh tế hộ gia đình ở huyện Phú Bình.

Qua bảng 3.3. cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt ở 3 xã nghiên cứu, xã Đào Xá (732,1 ha), xã Nga My (920,8 ha), xã Kha Sơn (767 ha), sau đất nông nghiệp là các loại đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất ở. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo tại địa phương có thể phát triển kinh tế theo nhiều hướng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)