Phân loại hộ kinh tế Tổng thu nhập từ hoạt động NN (Tr.đ/hộ/năm) Tổng thu nhập từ hoạt động phi NN (Tr.đ/hộ/năm) Tổng thu nhập/hộ (Tr.đ/năm) Tổng thu nhập/ nhân khẩu (Tr.đ/năm) Thu nhập/ lao động (Tr.đ/năm) Khá 64,65 26,84 91,49 18,30 36,60 Trung bình 48,45 12,33 60,78 12,16 24,31 Cận nghèo 16,13 9,8 25,93 5,99 10,97 Nghèo 14,12 7,52 21,64 4,33 8,65
(Tổng hợp từ kết quả điều tra)
So với các hộ khá, các hộ có điều kiện kinh tế kém (hộ nghèo) do phát triển sản xuất kinh doanh không cân đối nên thu nhập thực tế trong năm thấp, chỉ đạt 21,64 triệu đồng, trong đó chủ yếu sản xuất ngành nông nghiệp là 14,12 triệu đồng chiếm 65,24%, và từ thu khác là 7,52 triệu đồng, chiếm 34,76% tổng thu nhập thực tế của hộ nghèo.
Đối với các hộ khác nhau thì thu nhập bình quân/khẩu cũng khác nhau, ở nhóm hộ khá bình quân/khẩu/năm là 18,30 triệu đồng, nhóm hộ trung bình cũng đạt mức 12,16 triệu đồng/khẩu/năm, hộ cận nghèo là 5,99 triệu đồng/năm và riêng nhóm hộ nghèo của huyện thì còn thật sự khó khăn bởi bình quân khẩu/năm mới đạt 4,33 triệu đồng/năm tức đạt 360 nghìn đồng/tháng trong khi chuẩn nghèo là 450 nghìn đồng/tháng.
Như vậy cơ cấu thu nhập thực tế nó cũng gần giống như cơ cấu giá trị tổng thu của các ngành, ngành nào có giá trị tổng thu cao thì ngành đó có thu
nhập thực tế cao. Vậy, muốn thay đổi cơ cấu này thì các nông hộ phải thay đổi cơ cấu ngành sản xuất.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình NTM trên địa bàn huyện Phú Bình
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình NTM trên địa bàn huyện Phú Bình
* Diện tích đất canh tác
Đất canh tác là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thu nhập của các hộ, qua điều tra cho thấy hộ nghèo là hộ có diện tích canh tác nhỏ lẻ, chỉ đủ trồng cây lương thực như lúa, ngô. Các hộ trung bình nhờ có diện tích đất canh tác lớn nên có thể phát triển trồng cây ăn quả, cây dài ngày như chè, cây lâm nghiệp nhờ đó mà thu nhập cao hơn.
Đất canh tác màu mỡ cũng là yếu tố quyết định không nhỏ đến năng suất của các loại cây trồng, do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Diện tích đất canh tác manh mún, không tập trung cũng dẫn đến khó thực hiện được các mô hình phát triển sản xuất với quy mô lớn và áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
* Vấn đề về giới
Sự bất bình đẳng giới vốn ăn sâu vào nếp sống, vào suy nghĩ vào mọi ngõ ngách ở mọi miền trên đất nước ta. Từ xưa vốn đã quan niệm truyền thống trọng nam khinh nữ, truyền thống ấy là nguồn gốc tạo nên sự bất bình đẳng.
Huyện Phú Bình là một huyện nông nghiệp mà công việc làm nông nghiệp rất nặng nhọc. Mọi khâu từ làm ruộng, bón phân, cấy, gặt hái… đều là công việc mất rất nhiều thời gian và sức lực chị em phụ nữ phải làm phần lớn những công việc trên, điều kiện như vậy làm ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Mặc dù sức lao động bỏ ra nhiều tuy nhiên thu nhập từ công việc của phụ nữ vẫn thấp hơn so với đàn ông. Đàn ông vẫn giữ vai trò trụ cột của gia đình, họ vừa là lao động
chính trong gia đình và tạo ra thu nhập chính, là người gánh vác các công việc nặng trong gia đình.
* Trình độ học vấn, lao động qua đào tạo
Các hộ được điều tra chủ yếu chỉ mới học hết cấp cấp 2, có một số ít đã học hết cấp 3 nhưng số lượng không nhiều và vì nhiều lý do trong đó căn bản nhất vẫn là do mức thu nhập thấp, việc học lên cao là một gánh nặng của các gia đình. Trình độ dân trí thấp như vậy ảnh hưởng đến phát triển xã hội, người dân thiếu đi tính linh hoạt, năng động, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế, kèm theo đó là năng lực tiếp cận thị trường kém.
Những lao động qua đào tạo thì thu nhập sẽ cao và ổn định hơn lao động chưa qua đào tạo. Lao động chưa qua đào tạo chủ yếu sản xuất nông nghiệp và là lao động làm thuê công việc không ổn định thu nhập thấp. Tuy nhiên, thực tế các ngành được đào tạo chưa phù hợp với thực tế tại địa phương do đó chưa phát huy được vào trong sản xuất để nâng cao thu nhập cho gia đình.
Ngoài ra, với sự phát triển rầm rộ của các công ty trong và ngoài huyện và ở các tỉnh, nhu cầu tuyển lao động của họ là rất cao, tuy nhiên họ cũng đặt ra yêu cầu tối thiểu lao động phải tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, do đó trình độ văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của hộ.
* Nguồn vốn và hình thức sản xuất của hộ
Đối với các hộ được điều tra, vấn đề vay vốn với lãi xuất ưu đãi (hộ nghèo lãi xuất 0,5%/năm, hộ cận nghèo 0,65%/năm) thuận lợi, không có khó khăn. Tuy nhiên lượng vốn được vay còn bị hạn chế, hộ nghèo chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo 50 triệu đồng/hộ. Với số vốn vay như trên, hộ nghèo không thể đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô lớn, tập trung. Do đó cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của hộ.
* Độ tuổi và một số yếu tố khác (phong tục tập quán, phương thức sản xuất, quản lý chi tiêu…)
Bên cạnh các nhân tố học vấn, giới tính thì độ tuổi của hộ dân khác nhau cũng cho thấy thu nhập khác nhau. Những người trong độ tuổi lao động là những
người trẻ tuổi và có sức khỏe nhưng không hẳn là những người có thu nhập cao hơn những người lớn tuổi, do sự thiếu kinh nghiệm thiếu tích lũy tâm lý (không cân đối được mức thu và chi) do đó không có thu nhập cao và đây cũng là lứa tuổi dễ bị các tệ nạn xã hội xâm nhập.
Ở các lứa tuổi lớn hơn đặc biệt khi về già do kinh nghiệm được tích lũy trong một thời gian dài nên họ thường có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, một số hộ tuổi trẻ cũng mạnh thay đổi tư duy, cách làm mới, dám nghĩ, dám làm cũng mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho gia đình.
Đã có nhiều hộ dân lâm vào tình trạng nghèo túng chỉ vì không biết tính toán chi phí sản xuất và quản lý các khoản chi tiêu của gia đình mình, do đó yếu tố quản lý cũng ảnh hưởng tới thu nhập của hộ.
3.2.2. Những khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân
* Khó khăn trong sản xuất trồng trọt
Bảng 3.14. Khó khăn trong sản xuất trồng trọt
STT Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Thiếu vốn đầu tư, phụ thuộc thời tiết 39 26,0 2 Sâu bệnh hại 28 18,7 3 Thiếu nước sản xuất, giá giống và phân bón đắt 24 16,0 4 Giá giống, phân bón đắt 13 8,7 5 Thiếu kỹ thuật 11 7,3 6 Hạn hán, rét đậm rét hại, nhiều sâu bệnh 13 8,7 7 Thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hại 9 6,0 8 Giá nông sản thấp, không ổn định 8 5,3 9 Thiếu đất sản xuất 5 3,3
Tổng 150 100
Hình 3.1. Tỷ lệ những khó khăn trong sản xuất trồng trọt
Qua bảng 3.14 và hình 3.1 cho thấy tình trạng thiếu vốn sản xuất đang xảy ra cho hộ nông dân trên địa bàn huyện chiếm 26%. Thứ hai tình trạng sâu bệnh hại là 18,7% đang là vấn đề khó khăn của các hộ sản xuất. Có tới 16,0 % ý kiến về vấn đề khó khăn là việc thiếu nước sản xuất, giá giống và phân bón đắt. Hiện nay trên địa bàn huyện cũng đã có hệ thống thủy lợi giúp tưới, tiêu chủ động tuy nhiên một số thời điểm và những vùng xa xôi hay đồi núi, nguồn nước vẫn chưa được cung cấp một cách triệt để.
Ngoài ra, do phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên rủi ro trong ngành trồng trọt càng tăng cao do đó việc mở rộng quy mô sản xuất rất khó khăn. Bên cạnh những khó khăn trên thì tình trạng giá vật tư đầu vào cao, kỹ thuật canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, giá nông sản thấp và không ổn định cũng là những khó khăn mà người nông dân hiện nay đang gặp phải.
* Khó khăn trong sản xuất chăn nuôi
Qua bảng 3.15 cho thấy: Đối với hoạt động chăn nuôi hiện nay để trở thành ngành phát triển mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho người dân các cấp chính quyền cần hỗ trợ người dân giải quyết các vấn đề khó khăn như sau, thứ nhất tình trạng dịch bệnh là vấn đề đang xảy ra ở 31,3% hộ nông dân. Đối với hộ chăn nuôi hiện nay ngoài các loại vaccin tiêm phòng thì hầu như khi vật nuôi bị bênh gần như không có thuốc hoặc có thuốc thì giá khá cao nên các hộ không chữa trị mà thường thịt ngay để bán.
26.00% 18,7% 16.00% 8,7% 7,3% 8,7% 6,0% 0,05% 0,03%
Tỷ lệ những khó khăn của hộ dân Thiếu vốn đầu tư, phụ thuộc
thời tiết
Sâu bệnh hại
Thiếu nước sản xuất, giá giống và phân bón đắt
Giá giống, phân bón đắt Thiếu kỹ thuật
Hạn hán, rét đậm rét hại, nhiều sâu bệnh
Thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hại Giá nông sản thấp, không ổn định
Bảng 3.15. Khó khăn trong sản xuất chăn nuôi
STT Khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Dịch bệnh 47 31,33 2 Giá con giống và thức ăn chăn nuôi cao 34 22,67 3 Giá bán ra thị trường thấp và không ổn định 30 20,00 4 Thiếu vốn cho chăn nuôi 12 8,00 5 Thiếu kỹ thuật chăm sóc và thiếu vốn 13 8,67 6 Thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y đắt 14 9,33
Tổng 150 100
(Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Hình 3.2. Tỷ lệ những khó khăn trong chăn nuôi
Khó khăn thứ hai mà các hộ gặp phải là giá đầu vào tăng cao, có khoảng 22,7 % ý kiến người dân đề cập tới khó khăn này. Trong những năm gần đây tình trạng giá đầu vào đang bị đội lên cao, cả giá con giống và giá thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi, đặc biệt hiện nay thức ăn chăn nuôi tuy đã được một số công ty trong nước sản xuất nhưng với tư tưởng sản phẩm nhập tốt hơn đã làm cho các sản phẩm thức ăn được chủ yếu nhập khẩu từ các nước khác sang với giá khá cao.
31,3%
22,7% 20.00%
8% 8,7%
9,3% Khó khăn trong chăn nuôi
Dịch bệnh
Con giống và thức ăn chăn nuôi cao
Giá bán ra thị trường thấp và không ổn định
Thiếu vốn cho chăn nuôi
Thiếu kỹ thuật chăm sóc và thiếu vốn
Thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y giá cao
Có đến 20% ý kiến người dân được hỏi cho rằng khó khăn về giá cả thị trường bấp bênh. Bên cạnh những khó khăn trên thì tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật chăn nuôi của người dân còn nhiều hạn chế, các loại thuốc thú y đắt đỏ cũng là những khó khăn mà người nông dân hiện nay đang gặp phải.
3.2.3. Sự gắn kết giữa Chương trình xây dựng NTM với thu nhập của hộ
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, các yếu tố về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, hệ thống thông tin liên lạc...tại địa phương đã được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, cụ thể:
- Giao thông thuận lợi là tiền đề cho mọi sự phát triển của địa phương, các hoạt động giao lưu buôn bán diễn ra thuận tiện, dễ dàng. Các sản phẩm nông nghiệp của hộ dân làm ra không bị tư thương ép giá, chủ động trong khâu tiêu thụ.
- Hệ thống thủy lợi được cứng hóa, đảm bảo tưới tiêu chủ động giúp thâm canh tăng vụ, luân phiên các loại cây trồng, tăng năng suất, tăng hệ số sử dụng đất từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân.
- Thông tin liên lạc thuận lợi người dân tiếp cận dễ dàng với các kiến thức khoa học kỹ thuật mới từ đó học và làm theo, chủ động tìm ra được những cách làm hay, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ.
- Mặc dù Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đầu tư lớn cho việc phát triển các mô hình sản xuất, tuy nhiên việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện tiền đề, cơ bản để phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong giai đoạn tiếp theo, chính quyền các cấp, các ngành cần chú trọng hơn nữa trong việc hỗ trợ nâng cao thu nhập cho hộ dân trong xây dựng NTM.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Bình
3.3.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Lao động nông thôn có trình độ hạn chế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo
nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc đào tạo nghề cho nông dân cũng cần quan tâm đến lĩnh vực quản lý kinh tế để người nông dân có tầm nhìn rộng và toàn diện hơn.
+ Khuyến khích người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là các lớp đào tạo ngắn hạn tại địa phương để tăng khả năng tìm kiếm việc làm.
+ Các cơ sở đào tạo có thể liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài xã để thực hiện đào tạo theo hợp đồng với những ngành nghề mà doanh nghiệp cần, sau khi đào tạo sẽ giải quyết việc làm cho lao động tại doanh nghiệp đó.
+ Mở rộng về quy mô cũng như chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề + Bên cạnh việc đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại đối với những lao động đã có nghề nhằm nâng cao trình độ cũng như đáp ứng nhu cầu của công nghệ.
Ngoài việc thực hiện đào tạo nghề, cần thường xuyên tư vấn cho lao động về hướng nghề nghiệp phù hợp, giúp họ có lựa chọn đúng đắn.
3.3.2. Tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông
Vốn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của các hộ nông dân. Do vậy, việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các hộ nghèo và cận nghèo chưa mạnh dạn vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
3.3.3. Tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa mạnh cơ giới hóa
Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho thấy lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của hộ nông dân. Người dân huyện Phú Bình vẫn còn giữ phương thức sản xuất lạc hậu, lao động thủ công là chính. Vì vậy, cần tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông
thôn. Điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị hiện đại.
3.3.4. Tăng cường liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản