Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn năm 2008 của công ty Công ty TNHH một thành viên vipco hải phòng (Trang 27 - 31)

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản lưu động và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

VLĐ có đặc điểm phù hợp với đặc điểm của tài sản lưu động, có nghĩa là vốn lưu động tham gia một lần vào quá trình sản xuất KD. Khi tham gia nó sẽ thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang hình thái vật chất sau đó lại chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu hoặc nó có thể thay đổi chủ thể. Nghĩa là nó có tính lưu động cao.

1) Mục đích nghiên cứu

ở các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Cơ cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của công ty. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuuyên và cần thiết để đảm bảo hoạt động SXKD của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của công ty.

2) Nguồn số liệu

- Số liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán.

- Số được lấy từ tài liệu công ty là các giá trị từ đầu năm đến cuối kỳ.

- Số được tính toán từ số liệu xin được là các số cột tỷ trọng, chênh lệch, so sánh. - Cách tính:

+ Chênh lệch:

Chênh lệch = Giá trị các TSLĐ cuối kỳ – Giá trị các TSLĐ đầu năm + So sánh:

3) Lập biểu tổng hợp

Cơ cấu VLĐ của Công ty vipco hp 6 tháng 2008

(Tại ngày 30/6/2008)

Loại TSLĐ Đầu năm Cuối kỳ

Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng % I. Tiền 2.628.743.876 2.116.424.092 (512.319.784) 1. Tiền mặt 415.235.220 1,56 1.026.081.700 1,84 610.846.480 247,11 2. Tiền gửi ngân hàng 1.564.313.696 5,87 1.090.342.392 1,95 (473.971.304) 69,70 3. Tiền đang chuyển 649.194.960 2,43 (649.194.960)

II. Các khoản phải thu 22.524.955.297 52.009.256.523 29.484.301.226 230,90

1.Phải thu của khách hàng 22.195.789.267 83,30 51.870.373.101 92,76 29.674.583.834 233,69 2.Các khoản phải thu khác 329.166.030 1,24 138.883.422 0,25 (190.282.608) 42,19

III. Hàng tồn kho 1.229.906.805 1.305.807.457 75.900.652

1. Hàng tồn kho 1.229.906.805 4,62 1.305.807.457 2,34 75.900.652 106,17

IV.Tài sản ngắn hạn khác 262.166.076 485.483.086 223.317.010

1. CP trả trước ngắn hạn 60.981.611 0,23 49.865.791 0,09 (11.115.820) 670,72

Tỷ trọng = Các chỉ tiêu TSLĐ đầu năm, cuối kỳ * 100% Tổng giá trị TSLĐ

So sánh = Giá trị các TSLĐ cuối kỳ * 100% Giá trị các TSLĐ đầu năm

2. Thuế GTGT được khấu trừ 155.268.233 0,58 409.014.305 0,73 253.746.072 263,423. Thuế & các khoản phải thu 3. Thuế & các khoản phải thu

khác 36.155.450 0,14 (36.155.450)

4. Tài sản ngắn hạn khác 9.760.782 0,03 26.602.990 0,04 16.842.208 272,55

Tổng cộng 26.645.772.054 100 55.916.971.158 100 26.645.772.054

4) Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu này* Tiền và các khoản tương đương tiền: * Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tại thời điểm báo cáo lượng tiền của công ty là 1.026.081.700 đ tăng lên so với đầu kỳ một lượng là 610.846.480 đ tương ứng tăng 247,11% chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp có tăng lên. Trong năm 2008 DN đã chủ trương cắt giảm lượng tiền gửi ngân hàng để thanh toán tiền mua hàng hóa. Tuy nhiên ban điều hành Cty cũng cần xem xét lượng tiền của công ty để đảm bảo khả năng thanh toán, tránh rủi ro không nên có.

* Các khoản phải thu:

Đây là khoản tiền mà người thứ 3 nợ, chủ yếu là các khách hàng, thời hạn trả trên dưới 1 năm, nhiều khi dưới 3 tháng. Qua bảng phân tích cơ cấu vốn lưu động ta thấy các khoản phải thu cuối quý II năm 2008 tăng so với đầu năm là 29.484.301.226 đ tăng 230,90% so với đầu năm 2008.

Các khoản phải thu của công ty bao gồm: phải thu của khách hàng, các khoản phải thu khác. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, còn các khoản phải thu khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

+ Phải thu của khác hàng: chỉ tiêu này đầu năm 2008 đạt 51.870.373.101 đ tăng so với cuối quý 2008 là 29.674.583.834 đ. Mặc dù doanh thu tăng khá cao so với đầu năm 2008 nhưng khoản thu của khách lại tăng lên đáng kể như vậy chứng tỏ bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.

+ Thuế GTGT được khấu trừ: tính đến cuối quý II năm 2008 tăng là 409.014.305 đ tăng lên 263,42% so với đầu năm 2008.

* Hàng tồn kho: của doanh nghiệp quý II/2008 tăng75.900.652 đ tăng lên 106,17% so với đầu năm 2008.

Như vậy các khoản phải thu tăng lên quá cao tình hình thu hồi công nợ không mấy khả quan. Công ty cần tăng cường hợp tác với đối tác để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn và có tiền để quay vòng vốn nhanh và hiệu quả.

5) Nêu nguyên nhân và nhận xét về sự thay đổi cuối kỳ so với đầu năm

6) Phương hướng về việc cải thiện cơ cấu TSLĐ - VLĐ của công ty

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là điều không thể thiếu. Đặc biệt là đối với thị trường kinh doanh xăng dầu, cụ thể là khối sông biển. Khách hàng khối này thường là các doanh nghiệp vận tải đường dài chủ yếu là hàng hải quốc tế, do đó hầu hết các khách hàng luôn thanh toán chậm. Việc bán chịu giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá được tốt hơn. Nhưng nếu số tiền bán chịu quá lớn hoặc thời gian chịu quá lâu sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy cần có chính sách bán chịu hợp lý. Cụ thể:

+Tăng chiết khấu để thu tiền nhanh hơn: tức là mức chiết khấu bán hàng ngoài tác dụng tăng doanh số tiêu thụ phải kèm theo tác dụng thanh toán tiền nhanh hơn; đồng nghĩa với việc nếu khách hàng nào thanh toán ngay hoặc thanh toán sớm hơn thì được hưởng mức chiết khấu cao hơn so với khách hàng khác.

+áp dụng tính linh hoạt chính sách bán chịu hợp lý với từng nhóm khách hàng: việc bán chịu không thể tuỳ tiện đối với mọi khách hàng mà phải tìm hiểu và nắm rõ hoàn cảnh của họ để có chính sách bán chịu tương ứng.

+Tăng cường công tác thu hồi vốn: Công ty cần có cán bộ chuyên trách đi thu hồi vốn đồng thời phải nghiên cứu, điều tra kỹ về tình hình tài chính của đối tác trước khi ký hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng vốn năm 2008 của công ty Công ty TNHH một thành viên vipco hải phòng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w