1. Đại cương:
- Sỏi bàng quang là thứ phát sinh ra tại bàng quang hoặc sỏi thận niệu quản rơi xuống phát triển to hơn ở bàng quang do:
o Bệnh lý cổ bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang. o Hẹp niệu đạo, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt.
o Dị vật bàng quang.
o Bàng quang thần kinh, nằm bất động kéo dài – nhiễm khuẩn Proteus. - Sỏi nguyên phát bàng quang còn gặp ở trẻ em do chế độ ăn thiếu vệ sinh.
- Sỏi BQ thường gây viêm nhiễm khuẩn bàng quang - đường tiết niệu, xơ bàng quang.
2. Chẩn đoán:
- Biểu hiện của viêm bàng quang do dị vật: o Đau vùng trên xương mu, dưới rốn.
o Đáu rắt, đái buốt cuối bãi là theo niệu đạo (dấu hiệu bàn tay khai ở trẻ em). o Đái tắc, đang tiểu thì bị dừng lại và cảm giác buốt dọc theo niệu đạo. o Đái máu cuối bãi.
o Đái nước tiểu đục cặn trắng hoặc đái ra mủ.
o Có thể có đợt nhiễm khuẩn tiết niệu: sốt cao, rét run.
- XN nước tiểu: HC(+++), BC (+++), tế bào, tinh thể cặn Phosphat, Ca (+++)… - Siêu âm: sỏi trong bàng quang, di động theo tư thế.
- Soi bàng quang, chụp hệ tiết niệu (bàng quang): phát hiện số lượng, kích thước của sỏi, tình trạng bàng quang hệ tiết niệu.
- Sỏi bàng quang nhỏ di chuyển rơi xuống niệu đạo: sỏi niệu đạo thường ở vị trí kẹt ở hố TTL gốc dương vật, hố thuyền.
3. Điều trị:
- Tán sỏi qua soi bàng quang bằng máy cơ học hoặc siêu âm thuỷ điện lực.
- Mổ bàng quang lấy sỏi: sỏi lớn > 3cm, sỏi có dị dạng cổ bàng quang hoặc niệu đạo kết hợp giải quyết nguyên nhân (mở rộng cổ bàng quang).