7. Tổng quan nghiên cứu có liên quan
2.1. Phát triển kinh tếnông nghiệp ở Thành phốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Tổng quan về Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Thành phố Việt Trì nằm ở Vĩ độ Bắc từ 210
16'21" đến 210
24'28", Kinh độ Đông từ 1050
17'24" đến 105027'28" cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Tây Bắc, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (Sông Lô, sông Hồng, sông Đà).
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Việt Trì, tỉnh Phú ThọĐịa giới hành chính gồm có: Địa giới hành chính gồm có:
- Phía Đông giáp thành phố Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (qua sông Lô) - Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Tây giáp thành phố Lâm Thao và thành phố Hà Nội.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ và là Thành phố trung tâm vùng Tây Đông Bắc có tuyến Quốc lộ II (Hà Nội - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc), Quốc lộ 32C (Hà Nội - Yên Bái), có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông Hà Nội ngược Hà Giang theo sông Lô và Lào Cai theo sông Hồng…
Tóm lại Việt Trì nằm ở địa thế thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh Quốc phòng tạo sự thúc đẩy kinh tế xã hội không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà còn có tác động lớn đến cả vùng Tây Đông Bắc và nhất là đối với các thành phố phía Tây của tỉnh Phú
Thành phố Việt Trì gồm 23 đơn vị hành chính, bao gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành, trong đó:
+ Khu vực nội thành gồm các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Nông Trang, Vân Cơ, Tân Dân, Dữu Lâu, Minh Phương, Minh Nông và Vân Phú.
+ Khu vực ngoại thành gồm các xã: Sông Lô, Trưng Vương, Phượng Lâu, Thụy Vân, Tân Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Kim Đức, Hùng Lô, Hy Cương.
Việt Trì cũng là cầu nối cả về đường sắt, đường bộ, đường sống với các tỉnh phía bắc. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đến nay cũng đã nhiều lần có sự thay đổi ranh giới hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trước đây thành phố Việt Trì được biết đến là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trải qua gần nửa thế kỷ phát triển, cơ cấu kinh tế của thành phố đã khẳng định lấy công
nghiệp làm động lực thúc đẩy chính. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, ngoài trọng điểm thứ nhất là đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cao chất lượng cơ cấu trong công nghiệp bằng việc phát triển các ngành chủ lực như: phát triển các ngành có lợi thế về tài nguyên; phát triển nhanh công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ gắn với khu công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các khu công nghiệp mới, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thì bên cạnh đó các trọng điểm tiếp theo là phát triển dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; trong đó, du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin, các trung tâm dịch vụ du lịch lớn. Vì thế, trong những năm trở lại đây, cảnh quan đô thị được chỉnh trang, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực nội thành của thành phố đã dần đáp ứng được vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua thành phố Việt Trì luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất trong tỉnh, là đầu tầu kéo sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh Phú Thọ. Kể từ ngày thành lập đến nay, sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, kinh tế xã hội của thành phố liên tục phát triển, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. Sau 09 năm được nhà nước công nhận là đô thị loại 2, thành phố Việt Trì đã thực sự chuyển mình, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực và đến nay đã hội tụ đầy đủ các điều kiện được công nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Đảng bộ và nhân dân thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn; thực hiện tốt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước gắn với nội
dung các chương trình hành động trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH do đó đã chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Thành phố đã thực hiện có kết quả khâu đột phá là công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư và phát triển.
Thành phố Việt Trì duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ; Công nghiệp và xây dựng chiếm 52,71%; các ngành dịch vụ 44,67%; nông lâm nghiệp và thủy sản 2,62%. Khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,71%/ năm (giai đoạn 2015- 2018). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn này tăng bình quân 12,4%/ năm; kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 445 triệu USD, tốc độ tăng bình quân đạt 6,4%/ năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 20,4%/năm, chi ngân sách nhà nước tăng 14,2%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015- 2018 đạt 21.578 tỷ đồng, chiếm 32,2% so với toàn tỉnh, tăng bình quân 13,6%/năm.
Năm 2012, Thành phố được công nhận là đô thị loại I. Dân số toàn thành phố hơn 287.000 người, trong đó dân số khu vực nội thành là 205.765 người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 74,14%, với mật độ dân số nội thành là 10.586,21 người /km2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 87,71%. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thành đạt trên 96%...., tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 5,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 3,34%
Thành phố có 71 trường đạt chuẩn Quốc gia, Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn có bước nâng cao chất lượng đào tạo, tập trung lực lượng sinh viên học sinh đông.
Thành phố đã có 14/23 phường, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn II, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được chỉ đạo, vận động có hiệu quả; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,42%,...
2.1.2. Phát triển kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Việt Trì
(i) Phát triển về mặt kinh tế
Thứ nhất, giá trị sản xuất và thu NSNN của ngành nông nghiệp của Thành phố Việt Trì các năm qua.
Nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Việt Trì nhưng có vai trò rất quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân khu vực đô thị; tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Thời gian qua, thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp đô thị, thành phố Việt Trì đã đạt được những kết quả bước đầu, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để đầu tư phát triển theo hướng chuyên canh, nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Đvt: tỷ đồng
Hình 2.2: Tình hình GDP ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì
Tổng GDP ngành nông nghiệp năm 2015 đạt mức 8.547 tỷ đồng thì tới năm 2016, tổng GDP ngành nông nghiệp tăng thêm 1.364 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 19,5%, đạt mức 10.2014 tỷ đồng. Trong năm 2017, GDP ngành nông nghiệp tăng thêm 1.364 tỷ đồng, tăng thêm 13,35%, đạt mức 11.578 tỷ đồng. Tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp trong năm 2018 đạt mức 10,94%, tương ứng với 1.267 tỷ đồng. Tổng GDP ngành nông nghiệp của ngành năm 2018 đã đạt mức 12.845 tỷ đồng.
Hình 2.3: Tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì
Nguồn: Báo cáo phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì Mặc dù giá trị GDP của ngành ngày càng tăng nhưng xét về tỷ trọng đóng góp của ngành trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Cùng với đó, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới. Trên địa bàn xã Hùng Lô có một số mô hình mới về trồng rau an toàn, thanh long ruột đỏ, dưa vàng, măng tây, cá lồng góp phần đổi mới tư duy sản xuất của người dân. Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Hùng Lô hiện có một số mô hình nông nghiệp có triển vọng, điển hình là mô hình
trồng thử nghiệm 4.000 gốc nho đen không hạt, 2.000 gốc thanh long ruột đỏ của HTX nông nghiệp hữu cơ Hùng Lô và mô hình trồng dưa vàng của HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm. Hiện các HTX vẫn đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới liên kết chuỗi nông sản an toàn. Đây là mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện quy trình kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư theo công nghệ sạch, bền vững để phát triển sản xuất với số lượng lớn.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của thành phố là trên 5.400ha, tổng diện tích trồng lúa 2 vụ đạt gần 3.300ha/năm với sản lượng trên 12.200 tấn. Các địa phương đã mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích trà xuân muộn trên 75% và trà mùa sớm trên 60% tổng diện tích gieo cấy.
Thứ hai, đã thực hiện được một bước chuyển dịch các ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Một là, đối với phát triển trồng trọt:
Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2018 đạt 3.517 tỷ đồng, tăng 4,73% so với năm 2015. Tổng sản lượng cây có hạt hàng năm đạt từ 107 đến 116 nghìn tấn. Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng, thủy lợi được củng cố, đảm bảo cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Tổng diện tích trồng rau màu hàng năm là 900ha, trong đó diện tích chuyên trồng rau là 48,5ha, tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành thành phố Việt Trì. Giá trị sản xuất rau an toàn đạt 615 tiệu đồng/ha.
Thành phố luôn duy trì trên 90% diện tích đất hai vụ lúa để trồng cây đậu tương vụ đông. Với giá trị sản xuất đạt bình quân trên 80 tỷ đồng/vụ, Thành phố trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực
hiện thành công mô hình sản xuất đậu tương đông, mở ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.
Đặc biệt, Thành phố Việt Trì có thế mạnh khá lớn trong trồng cây ăn quả. Hiện nay, diện tích bưởi Diễn tích 2,5ha, sản lượng 60tấn/năm, góp phần nâng cao thu nhập bình quân cho người dân từ 88,4 triệu đồng lên 280 triệu đồng/ha/năm; vùng chuyên trồng rau các loại ở xã Tân Đức 18ha, sản lượng bình quân 2.640 tấn/năm, mang lại thu nhập bình quân cho người dân từ 350 - 450 triệu đồng/ha/năm; vùng lúa sản xuất chất lượng cao J02có tổng diện tích 292ha, sản lượng bình quân 3.562 tấn/năm mang lại thu nhập bình quân cho người dân từ 35 - 40 triệu đồng/ha/năm.
Hai là, đối với ngành chăn nuôi.
Phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Theo kết quả thống kê, tổng đàn trâu, bò của Thành phố trên 4.000 con, tổng đàn gia cầm 1,6 triệu con. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, công tác phòng ngừa dịch bệnh được chú trọng, đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Thành phố.
Năm 2015, Thành phố mới có 14 trang trại với tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là 110ha, đến nay Thành phố đã có 254 trang trại, vườn trại xây dựng theo mô hình làm kinh tế VAC, đạt thu nhập bình quân tương đương với trang trại chuyên canh quy mô lớn. Ngoài ra, diện tích nuôi cá khoảng gần 1.400ha, với sản lượng hơn 7.000tấn/năm; diện tích nuôi baba 3,3ha với sản lượng 3,3 tấn/năm... cũng là những điểm mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân.
Về nuôi trồng thủy sản, Thành phố có những mô hình nuôi thủy sản tiêu biểu.
cải thiện đáng kể. Tổng thu NSNN của ngành nông nghiệp năm 2015 đạt mức 34,04 tỷ đồng, tới năm 2016 tăng lên mức 37,47 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên mức 40,98 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên mức 43,01 tỷ đồng.
Thứ ba, đóng góp cho NSNN của thành phố từ lĩnh vực nông nghiệp. Đvt: tỷ đồng
Hình 2.4: Tình hình thu NSNN của ngành nông nghiệp của
thành phố Việt Trì
Nguồn: Báo cáo phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì (ii) Phát triển về xã hội
Thu nhập bình quân khu vực nông nghiệp năm 2015 trên địa bàn thành phố đạt 19,4 triệu đồng/người/năm; Thu nhập bình quân đầu người của người dân các xã tăng liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2016 đạt 26,876 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 29,825 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 33,84 triệu đồng/người/năm, tăng 3,976 lần so với (năm 2011 là 8,51 triệu đồng/ngươi/năm). Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 88,4 triệu đồng/ha năm 2017 lên khoảng 96 triệu
đồng/ha năm 2018. Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển bền vững như: trồng rau an toàn, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; trồng cây đào cảnh, thu nhập 250 triệu đồng/ha,…. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp.
Để nâng cao mức sống của nhân dân, thành phố đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, với nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên địa bàn 10 xã là 7,14%. Qua 7 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo thông qua các dự án phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ngân hàng và các nguồn vốn khác; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chương trình an sinh xã hội (hỗ trợ mua thẻ BHYT, xây nhà cho các đối tượng chính sách) cùng với sợ quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng đã giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc của hộ nghèo, cận nghèo... Vì vậy, công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại 10 xã là 284 hộ/20.194 hộ, chiếm tỷ lệ 1,4%.
Trong những năm qua, Thành phố luôn quan tâm đến giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao