Tỷtrọng GDP ngành nông nghiệp của thành phốViệt Trì

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 106)

Nguồn: Báo cáo phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì Mặc dù giá trị GDP của ngành ngày càng tăng nhưng xét về tỷ trọng đóng góp của ngành trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Cùng với đó, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới. Trên địa bàn xã Hùng Lô có một số mô hình mới về trồng rau an toàn, thanh long ruột đỏ, dưa vàng, măng tây, cá lồng góp phần đổi mới tư duy sản xuất của người dân. Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Hùng Lô hiện có một số mô hình nông nghiệp có triển vọng, điển hình là mô hình

trồng thử nghiệm 4.000 gốc nho đen không hạt, 2.000 gốc thanh long ruột đỏ của HTX nông nghiệp hữu cơ Hùng Lô và mô hình trồng dưa vàng của HTX nông nghiệp công nghệ cao Việt Trì Ecofarm. Hiện các HTX vẫn đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới liên kết chuỗi nông sản an toàn. Đây là mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thực hiện quy trình kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư theo công nghệ sạch, bền vững để phát triển sản xuất với số lượng lớn.

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của thành phố là trên 5.400ha, tổng diện tích trồng lúa 2 vụ đạt gần 3.300ha/năm với sản lượng trên 12.200 tấn. Các địa phương đã mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích trà xuân muộn trên 75% và trà mùa sớm trên 60% tổng diện tích gieo cấy.

Thứ hai, đã thực hiện được một bước chuyển dịch các ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Một là, đối với phát triển trồng trọt:

Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2018 đạt 3.517 tỷ đồng, tăng 4,73% so với năm 2015. Tổng sản lượng cây có hạt hàng năm đạt từ 107 đến 116 nghìn tấn. Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng, thủy lợi được củng cố, đảm bảo cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Tổng diện tích trồng rau màu hàng năm là 900ha, trong đó diện tích chuyên trồng rau là 48,5ha, tập trung chủ yếu ở các xã ngoại thành thành phố Việt Trì. Giá trị sản xuất rau an toàn đạt 615 tiệu đồng/ha.

Thành phố luôn duy trì trên 90% diện tích đất hai vụ lúa để trồng cây đậu tương vụ đông. Với giá trị sản xuất đạt bình quân trên 80 tỷ đồng/vụ, Thành phố trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực

hiện thành công mô hình sản xuất đậu tương đông, mở ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững.

Đặc biệt, Thành phố Việt Trì có thế mạnh khá lớn trong trồng cây ăn quả. Hiện nay, diện tích bưởi Diễn tích 2,5ha, sản lượng 60tấn/năm, góp phần nâng cao thu nhập bình quân cho người dân từ 88,4 triệu đồng lên 280 triệu đồng/ha/năm; vùng chuyên trồng rau các loại ở xã Tân Đức 18ha, sản lượng bình quân 2.640 tấn/năm, mang lại thu nhập bình quân cho người dân từ 350 - 450 triệu đồng/ha/năm; vùng lúa sản xuất chất lượng cao J02có tổng diện tích 292ha, sản lượng bình quân 3.562 tấn/năm mang lại thu nhập bình quân cho người dân từ 35 - 40 triệu đồng/ha/năm.

Hai là, đối với ngành chăn nuôi.

Phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân. Theo kết quả thống kê, tổng đàn trâu, bò của Thành phố trên 4.000 con, tổng đàn gia cầm 1,6 triệu con. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, công tác phòng ngừa dịch bệnh được chú trọng, đã góp phần nâng tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Thành phố.

Năm 2015, Thành phố mới có 14 trang trại với tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là 110ha, đến nay Thành phố đã có 254 trang trại, vườn trại xây dựng theo mô hình làm kinh tế VAC, đạt thu nhập bình quân tương đương với trang trại chuyên canh quy mô lớn. Ngoài ra, diện tích nuôi cá khoảng gần 1.400ha, với sản lượng hơn 7.000tấn/năm; diện tích nuôi baba 3,3ha với sản lượng 3,3 tấn/năm... cũng là những điểm mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân.

Về nuôi trồng thủy sản, Thành phố có những mô hình nuôi thủy sản tiêu biểu.

cải thiện đáng kể. Tổng thu NSNN của ngành nông nghiệp năm 2015 đạt mức 34,04 tỷ đồng, tới năm 2016 tăng lên mức 37,47 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên mức 40,98 tỷ đồng và năm 2018 tăng lên mức 43,01 tỷ đồng.

Thứ ba, đóng góp cho NSNN của thành phố từ lĩnh vực nông nghiệp. Đvt: tỷ đồng

Hình 2.4: Tình hình thu NSNN của ngành nông nghiệp của

thành phố Việt Trì

Nguồn: Báo cáo phát triển ngành nông nghiệp của thành phố Việt Trì (ii) Phát triển về xã hội

Thu nhập bình quân khu vực nông nghiệp năm 2015 trên địa bàn thành phố đạt 19,4 triệu đồng/người/năm; Thu nhập bình quân đầu người của người dân các xã tăng liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2016 đạt 26,876 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 29,825 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 33,84 triệu đồng/người/năm, tăng 3,976 lần so với (năm 2011 là 8,51 triệu đồng/ngươi/năm). Giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản tăng từ 88,4 triệu đồng/ha năm 2017 lên khoảng 96 triệu

đồng/ha năm 2018. Một số mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và có khả năng phát triển bền vững như: trồng rau an toàn, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha; trồng cây đào cảnh, thu nhập 250 triệu đồng/ha,…. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch vụ và công nghiệp.

Để nâng cao mức sống của nhân dân, thành phố đã huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, với nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên địa bàn 10 xã là 7,14%. Qua 7 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo thông qua các dự án phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ngân hàng và các nguồn vốn khác; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chương trình an sinh xã hội (hỗ trợ mua thẻ BHYT, xây nhà cho các đối tượng chính sách) cùng với sợ quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng đã giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc của hộ nghèo, cận nghèo... Vì vậy, công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Hiện tại, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại 10 xã là 284 hộ/20.194 hộ, chiếm tỷ lệ 1,4%.

Trong những năm qua, Thành phố luôn quan tâm đến giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề được triển khai góp phần giúp các xã đạt và nâng cao tỷ lệ Lao động có việc làm trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, cũng tạo cơ hội cho người dân nông thôn có việc làm lâu dài, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Tỷ lệ người có việc làm của 10 xã là 37.129/39.204

người, đạt tỷ lệ 94,71%.

(iii) Phát triển về môi trường

Phát triển kinh tế nông nghiệp muốn bền vững thì phải gắn với bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái. Xác định rõ sự cần thiết đó, trong những năm qua, Thành phố Việt Trì đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường song song với phát triển kinh tế nông nghiệp.

Ngành kinh tế nông nghiệp là ngành có đặc thù là rủi ro cao vì phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết và dịch bệnh. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp.

Hằng năm, Thành phố đều thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp gồm: Vệ sinh tiêu độc môi trường, tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch vận chuyển; kiên quyết xử lý các hộ buôn bán gia cầm, vật nuôi tự phát, không rõ nguồn gốc; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân sử dụng sản phẩm gia cầm giết mổ công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để bảo vệ môi trường, Thành phố cũng đã triển khai các dự án biogas. Dự án “Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á - LWMEA” do Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ đã được triển khai.

Công tác phòng chống lụt bão, Thành phố đã chủ động kiểm tra các công trình trước mùa mưa lũ, xây dựng phương án phòng chống lụt bão sát với tình hình thực tế, triển khai thi công các công trình phòng chống lụt bão bảo đảm về tiến độ và chất lượng.

Mặc dù đạt được nhiều thành công nhưng trên thực tế, phát triển kinh tế nông nghiệp của Thành phố Việt Trì vẫn còn nhiều hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực và có những thành tựu nhất định, kinh tế của Thành phố tuy có bước tăng trưởng khá, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Thu hút đầu tư trên địa bàn còn hạn chế cả

về số lượng doanh nghiệp, quy mô, công nghệ và năng lực cạnh tranh. mặc dù những năm qua có sự quan tâm của các cấp chính quyền, nên việc quy hoạch nông nghiệp diễn ra khá khả quan cả về giống vật tư, đất đai, các máy móc phục vụ nông nghiệp được đầu tư, tuy nhiên chưa phải toàn diện toàn Thành phố đều được quan tâm như vậy mà chỉ có các xã thí điểm mới đạt được những thành tựu đáng mừng như vậy. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, giá vật tư nông nghiệp như: giống, phân bón tăng cao, hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp còn thấp nên diện tích ruộng bỏ ruộng có chiều hướng gia tăng tại một số thôn xã trên địa bàn Thành phố.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì

2.2.1 Ban hành văn bản pháp luật về phát triển kinh tế nông nghiệp

Tại cấp địa phương, chính quyền địa phương không có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý liên quan tới phát triển kinh tế nông nghiệp mà chỉ triển khai các văn bản do cấp Trung ương ban hành.

Những năm qua, để phát triển kinh tế nông nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách pháp luật.

- Luật số 48/2010/QH12 của Quốc hội ngày 28/6/2010 về luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Thông tư số: 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 về hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Những năm qua, kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Những thành tựu này có được một phần là nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời mà điển hình là Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài ra, có Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đề ra, với mục tiêu xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;

cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Để cụ thể hóa mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó có nhiệm vụ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn. Về nông nghiệp, Chính phủ đã ra Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã xây dựng 6 Đề án tái cơ cấu các lĩnh vực nhằm cụ thể hóa nội dung, giải pháp và lộ trình tái cơ cấu trong từng lĩnh vực/phân ngành cụ thể, bao gồm: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Chế biến nông lâm thủy sản và muối.

Quốc hội cũng đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 vào 29/11/2013 thay thế Luật Đất đai 2003, mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.

Để tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả, vững chắc, Luật HTX năm 2012 sửa đổi Luật HTX năm 2003 có hiệu lực từ 01/7/2013 đã quy định rõ bản chất của tổ chức HTX. Ngoài HTX, hình thức nhóm hợp tác, câu lạc bộ, nhóm liên kết (gọi chung là Tổ hợp tác -THT) được thành lập và hoạt động theo quy định

của Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

Xác định doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản và sự phát triển của ngành, Đảng, Chính phủ đã và đang có nhiều chủ trương và chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, từ Nghị định 61/2010/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm cụ thể hóa chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khi có dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thay thế Nghị định 61 và Nghị định 57/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 210 đã giảm tối đa các hỗ trợ trực tiếp (bằng tiền), điều chỉnh các mức hỗ trợ để tăng sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp nhưng phù hợp khả năng cân đối ngân sách nhà nước và cơ chế thị trường, chỉ hỗ trợ một phần trong tổng mức đầu tư nhằm tạo trách nhiệm đầu tư hiệu quả của đồng vốn, ngăn ngừa trục lợi chính sách.

Hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (đi kèm với Thông tư 14/2017/TT-BNNPTNT ngày 05/07/2017 hướng dẫn thực hiện về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn). Ngày 4/5/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 63/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 15, quy định rõ hơn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án PPP, nhiều thủ tục được đơn giản hóa, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm mục tiêu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án PPP.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2014 về tiếp tục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)