Qua biểu đồ trên cho thấy mức sống của ngƣời dân biến động tăng theo các năm, cuộc sống ngƣời dân ổn định.
2.2.1.4. Nguồn lực con người:
kế cho hộ gia đình bởi lẽ trong bất kỳ loại hình sản xuất nào yếu tố con ngƣời luôn là sự quan tâm hàng đầu. Yếu tố con ngƣời/ ngƣời lao động trong sản xuất đƣợc đánh giá nhiều yếu tố nhƣ độ tuổi, trìn độ học vấn, đào tạo chuyên môn, trình độ tay nghề, năng suất lao động.
Theo khảo sát các hộ gia đình tại các xã nông thôn mới của thị xã Phú Thọ các hộ gia đình đều có từ 1-3 lao động chính trở lên trong đó số lao động nữ thấp hơn so với lao động nam (46,5 % so với 53,5%) Lao động có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 41,5%, tiểu học 21,8%, cao đẳng, đại học 15,2% còn lại trung cấp và dạy nghề 21,5%.
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong những năm qua công tác hƣớng nghiệp, dạy nghề đã đƣợc chú trọng, đặc biệt đối với những hộ nông dân bị thu đất nông nghiệp. Hầu hết các hộ gia đình đều đƣợc tham gia các chƣơng trình hƣớng nghiệp, đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp do địa phƣơng tổ chức. Từ năm 2016 đến năm 2018 đào tạo trên 3.000 lao động đảm bảo đạt cơ cấu 65% nghề cho lao động phi nông nghiệp và 35% nghề nông nghiệp. Tổng số lao động qua đào tạo nghề trên 15.771 ngƣời, tƣơng đƣơng 75% lao động trong độ tuổi đƣợc đào tạo có từ chứng chỉ nghề trở lên (trong đó cao đẳng nghề: 5.742 ngƣời. Trung cấp nghề: 2.709 ngƣời, Sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng: 7.320 ngƣời) Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã: 300 lƣợt ngƣời trong đó cán bộ là 180 ngƣời, công chức là 120 ngƣời. Nhiều lao động tham gia tập huấn chuyển đổi nghề, tự tạo việc làm, có thu nhập ổn định và nâng cao thu nhập và mức sống cho hộ gia đình.
2.2.1.5. Nguồn lực xã hội:
Nguồn lực xã hội đƣợc xem xét trên các khía cạnh nhƣ: Quan hệ trong gia đình tập quán và văn hóa địa phƣơng, các thiết chế cộng đồng, khả năng tiếp cận và cập nhận thông tin của ngƣời dân đối với sản xuất và đời sống.
Quá trình xây dựng nông thôn mới có nhiều ảnh hƣởng tới chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và một số tập quán trong lao động, sản xuất và trong đời sống sinh hoạt. Trong bối cảnh đó ngƣời dân thị xã Phú Thọ dƣờng nhƣ đang tìm cách liên kết
với nhau, giúp nha trong đời sống và lao động sản xuất, tham gia vào hoạt động tập thể của dòng họ và hàng xóm, láng giềng. Qua đó họ tạo dựng nguồn vốn xã hộ với biểu hiện cụ thể là niềm tin, mở tộng các mối quan hệ trong kinh doanh, làm ăn, buôn bán.
Có nhiều hình thức hợp tác, hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh thế ngay cả khi không cần huy động nguồn vốn lớn. cụ thể trong năm 2018 trên địa bàn thị xã có 14/14 HTX đã chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 12 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 02 HTX tiểu thủ công nghiệp; hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX ngày càng có hiệu quả. Tổng doanh thu các HTX đạt 21,4 tỷ đồng; đã hình thành 24 tổ hợp tác.
Kinh tế trang trại phát triển khá cả về số lƣợng và chất lƣợng; toàn thị xã có 25 trang trại đạt theo tiêu chuẩn mới (theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Doanh thu của trang trại ƣớc đạt 67,9 tỷ đồng. Lợi nhuận ƣớc đạt 33,231 tỷ đồng.
Thị xã có 05 làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận với 519 hộ tham gia sản xuất trong làng nghề (trong đó có 01 làng nghề nâng cấp thành lập HTX). Các làng nghề tập trung phát triển với những nhóm ngành chủ yếu nhƣ: Ngành chế biến nông, lâm, thủy sản (sản xuất và chế biến chè, chế biến bún bánh), ngành nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh (trồng đào và hoa các loại). Tổng doanh thu của các làng nghề năm 2017 là 254,918 tỷ đồng.
Tạo môi trƣờng thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, HTX trên các lĩnh vực. Trong sản xuất lúa chất lƣợng cao đã hình thành mô hình liên kết giữa các hộ nông dân xã Hà Thạch, Hà Lộc, Văn Lung với Công ty cổ phần giống, vật tƣ nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, quy mô trên 100ha; liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với đơn vị công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC trong sản xuất dƣa chuột nhật tại xã Hà Thạch với quy mô 3ha/vụ; liên kết với công ty Vƣơng Anh để sản xuất ngô ngọt, bí hồ lô tại xã Hà Thạch với quy mô 5,5 ha; liên kết sản xuất chuối xuất khẩu đối với công ty TNHH xuất khẩu Lam Thiệu tại xã
Thanh Minh quy mô 50ha; liên kết sản xuất và chế biến chè xanh, quy mô 11ha tại xã Phú Hộ. Trong chăn nuôi liên kết chăn nuôi gà thịt thƣơng phẩm với công ty cổ phần chăn nuôi và tiêu thụ gà ta PDS tại xã Hà Lộc, quy mô 80.000con,...
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới
2. 2.2 .1. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp:
- Lao động đƣợc giải quyết việc làm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp tính đến thời điểm năm 2018 là 1.428 ngƣời = 28% số lao động đƣợc GQVL trong nƣớc. Những năm trƣớc đây, lao động trong ngành nông, lâm nghệp luôn duy trì ổn định, kết quả sản xuất khá do năng suất cây trồng, vật nuôi tăng, ở các xã Văn Lung, Hà Thạch nhiều hộ nông dân chuyển đổi diện tích lúa một vụ kém hiệu quả sang lập trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi gia xúc, thủy cầm bƣớc đầu có thu nhập tốt. Từ cuối năm 2016 đến nay giá bán lợn hơi, gia cầm trên thị trƣờng giảm mạnh, ngƣời lao động chăn nuôi thua lỗ, dẫn đến lực lƣợng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp có xu hƣớng chuyển dịch ngành nghề sang công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thƣơng mại.
- Lao động đƣợc GQVL trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tính đến năm 2018 là 1.802 ngƣời chiếm 35,3% số lao động đƣợc giải quyết việc làm trong nƣớc. Những năm gần đây, lao động trong lĩnh vực này tăng đáng kể là do có sự chuyển dịch nghề của lao động sản xuất nông, lâm nghiệp và lao động nông thôn thiếu việc làm do bị thu hồi đất phục vụ các các chƣơng trình dự án. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thị xã đã có nhiều cố gắng mở rộng, phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo nhiều việc làm mới ổn định đã thu hút hàng ngàn lao động tham gia; các ngành công nghiệp phát triển nhƣ: May công nghiệp, sản xuất gạch lát, chế biến gỗ, cơ khí... Đồng thời trên địa bàn thị xã đang triển khai thực hiện nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là khu công nghiệp Phú Hà và đang xúc tiến triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Thanh Minh với cơ chế ƣu đãi đầu tƣ, tạo môi trƣờng thuận lợi và thu hút các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị xã, sẽ cần tuyển nhiều lao động; nhƣ vậy, thị xã
cần định hƣớng xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
- Lao động đƣợc GQVL trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ 1.873 = 36,7% số lao động đƣợc GQVL trong nƣớc. Số lao động trong lĩnh vực này khá ổn định và đang có xu hƣớng tăng cao trong những năm gần đây bởi quy mô thị trƣờng dịch vụ tăng cùng với sự gia tăng của các thành phần kinh tế, sự gia tăng các loại hàng hoá, vật tƣ phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Một số ngành dịch vụ có lợi thế phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dân nhƣ: vận tải hành khách, hàng hóa, tín dụng ngân hàng, khám chữa bệnh, bƣu chính viễn thông, dịch vụ ăn uống...
- Thị xã Phú Thọ là địa phƣơng có nhiều dự án của Trung ƣơng, của Tỉnh, của Thị xã đã và đang đƣợc triển khai nhƣ: Dự án đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng điện 500 KV Sơn La - Hiệp Hòa, dự án mở rộng nâng cấp QL II, khu công nghiệp Phú Hà, đƣờng 35 m...v.v. Các dự án này tập chung chủ yếu trên địa bàn 4 xã: Hà Thạch, Phú Hộ, Hà Lộc và Văn Lung, ảnh hƣởng đến hàng nghìn hộ dân với diện tích đất bị thu hồi khoảng 140 ha, do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp gồm đất ruộng, vƣờn và đất đồi rừng. Tổng số hộ dân bị thu hồi đất 2.500 hộ = 8.500 khẩu trong đó số lao động trong độ tuổi lao động 4.800 ngƣời, lao động bị thiếu việc làm do bị thu hồi đất khoảng 4.000 ngƣời. Số lao động này đƣợc tƣ vấn vào làm việc tại khu công nghiệp Phú Hà, các công ty khác trên địa bàn thị xã và các doanh nghiệp ngoài tỉnh nhƣ công ty Sam sung Thái nguyên đã tuyển gần 400 lao động; một số lao động chuyển sang làm dịch vụ bán hàng, một số có nguyện vọng học nghề để tìm kiếm việc làm đã đƣợc tạo điều kiện dạy nghề ngắn hạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ, sau học nghề đã tự tạo việc làm nhƣ cơ khí, nhôm kính, điện tử, làm cây cảnh... và có hơn 200 lao động đƣợc tƣ vấn tuyển đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.
2.2.2.2. Đánh giá của người dân về chất lượng cuộc sống và mức sống
“Hiện nay có nhiều tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống cộng đồng. Những tiêu chí này đƣợc xây dựng tùy thuộc vào đặc điểm, tập quán riêng của cộng dân cƣ, song các tiêu chí này chỉ xoay quanh việc thỏa mãn, nhu cầu cuộc sống chủ yếu đó
là nhu cầu về đời sống - vật chất, đời sống tinh thần. Đời sống tình thần là sự thỏa mãn về nhu cầu đòi hỏi nâng cao trình độ, tri thức, nhu cầu vƣơn đến chân thiện mỹ. Nó đƣợc thể hiện qua các hoạt động vui chơi, giải trí, các lễ hội, vui chơi, thể thao…. Đời sống vật chất là sự đáp ứng về các phƣơng tiện vật chất sinh hoạt hàng ngày nhƣ nhà cửa, phƣơng tiện sinh hoạt, các thiết bị tiện nghi trong gia đình…..”
Qua khảo sát tại 5 xã nông thôn mới trên địa bàn thị xã Phú Thọ cho thấy tỷ lệ nhà đạt theo tiểu chuẩn của bộ xây dựng là 11.375/12.144 hộ chiếm tỷ lệ là 94%, thu nhập bình quân đầu ngời từ 25,42 triệu lên 31,44 triệu/ngƣời, hộ nghèo giảm xuống còn 2,11%, tỷ lệ ngƣời dân đƣợc đóng bảo hiểm chiếm 68%, tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng dƣới 12,8%, tỷ lệ số khu đạt tiêu chuẩn là 57/69 khu, tỷ lệ đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh là 99,6% Trong đó tỷ lệ hộ gia đình đƣợc cấp nƣớc sạch 75%, Tỷ lệ khu dân cƣ tại các phƣờng đƣợc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đạt 90%, Tỷ lệ rác thải sinh hoạt ở khu dân cƣ có điểm tập kết tại các xã đƣợc vận chuyển xử lý đạt 100%. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng đạt 100%.Các phong trào thể dục thể thao quần chúng trong các tầng lớp nhân dân tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Công tác bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc của các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống đƣợc chú trọng. Hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn đã đƣợc nâng cấp, hoàn thiện phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ và giao lƣu văn hóa của nhân dân.
Đánh giá về đời sống của hộ gia đình, đa số ngƣời dan cho tằng điều kiện, chất lƣợng cuộc sống của họ đƣợc cải thiện từng ngày. Nhìn chung đây là kết quả của việc phát triển kinh tế đã hƣớng tới việc thay đổi đời sống của cộng đồng dân cƣ theo tác động ngày càng tốt hơn. Khảo sát về các loại sản phẩm dân dụng trong các gia đình của 5 xã nông thôn mới cho thấy có 96,5% hộ có tivi, 98,5% hộ gia đình có điện thoại, 95,7% hộ có xe máy và 9,5% hộ có ô tô, 30,8% hộ có điều hòa….. điều này cho thấy mức sống của ngƣời dân ở địa phƣơng là khá đầy đủ so với vùng nông thôn khác.