CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆTHỐNG
1.4 Các biện pháp nâng cao độ tin cậy của hệthống
Vì mọi hư hỏng đều có nguồn gốc là các lỗi gây trở ngại đến hoạt động của hệ thống, ta phải lựa chọn và phối hợp nhiều giải pháp bảo vệ chống lỗi. Các biện pháp có thể là:
1.4.1 Phương pháp dự phòng nóng
Các phần tử trong hệ thống cùng hoạt động đồng thời, khi có một phần tử bị hỏng thì các phần tử dự phòng lập tức thay thế. Như vậy khi một hay vài phần tử bị hỏng sẽ không ảnh hưởng tới hệ thống.
1.4.2 Phương pháp dự phòng lạnh
Các phần tử chính luôn ở trạng thái hoạt động (active), trong khi đó các phần tử dự phòng sẽ ở trong trạng thái không hoat động - ngủ đông (standby). Khi đó một phần tử chính (active) bị hỏng thì lập tức các phần tử dự phòng đang ở trạng thái ngủ đông (standby) sẽ thay thế cho phần tử chính mà không gây ảnh hưởng tới hệ thống. Tuy nhiên việc điều khiển thay thế trên sẽ phụ thuộc vào người điều khiển hoặc thiết bị điều khiển hệ thống.
1.4.3 Phương pháp dự phòng hỗ hợp
Đây là phương pháp dự phòng kết hợp giữa phương pháp dự phòng nóng và phương pháp dự phòng lạnh.
1.4.4 Phương pháp dự phòng tích cực:
Phương pháp dự phòng tích cực là phương pháp kết hợp cả 3 phướng pháp dự phòng nói trên. Trong một hệ thống có nhiều phần tử nối tiếp – song song, phần tử chính và phần tử dự phòng thì khi đó các phần tử chính sẽ lần lượt được thay ra bởi các phần tử dự phòng, lần lượt như vậy cho đến hết toàn bộ các phần tử trong hệ thống. Khi đó các phần tử chính được thay ra sẽ làm việc ở chế độ ngủ đông (standby) và đồng thời giữ vai trò làm phần tử dự phòng. Như vây các phần tử trong hệ thống sẽ lần lượt thay phiên làm việc, tránh các hiện tượng hỏng do quá tải, hoạt động quá thời gian gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống.