một dạng chuẩn tắc tuyển đã được trực giao hóa, vì vậy ta có thể sử dụng nó để cắt giảm hàm logic. Thuật toán này gồm các bước:
1.Đây là hàm của dạng chuẩn tắc tuyển.
2.Tìm các phép hội sơ cấp xuất hiện trong dạng chuẩn tắc tuyển. 3.Tìm tất cả các tập hợp được phủ bởi một phép hội sơ cấp.
4.Khai triển tất cả các tập hợp, ta sẽ được hàm ban đầu trong dạng chuẩn tắc tuyển hoàn toàn.
Từ dạng chuẩn tắc tuyển hoàn toàn ta có thể dễ dàng tính được các hàm xác suất. Tuy nhiên nếu một hàm được viết dưới dạng chuẩn tắc tuyển thì sẽ dài hơn khi được viết ở dạng đã được trực giao, đây chính là một nhược điểm của thuật toán để đưa một hàm logic về dạng chuẩn tắc tuyển hoàn toàn. Nhưng việc triển khai một hàm logic về dạng chuẩn tắc tuyển hoàn toàn lại đơn giản trong việc lập trình bằng máy tính.
2.4.2 Các quy tắc chuyển đổi sang dạng xác suất trong dạng chuẩn tắc tuyển. tuyển.
Bất kỳ một sự kiện phức tạp nào cũng có thể viết được dưới dạng hàm logic với các phép toán logic. Xác suất của hàm f(xi) luôn bằng 1, dưới dạng kí hiệu là P[f(xi)]=1.
Khi các hàm logic đã được chuyển đổi về dạng chuẩn tắc tuyển trực giao thì ta có thể tính xác suất của hàm một cách đơn giản theo quy tắc sau:
1.Các kí hiệu phép cộng và nhân logic được thay thế bởi dấu các phép cộng và nhân đại số.
2. Các kí hiệu xi và 𝑥̅𝑖 được thay thế bằng các xác suất Pi và Qi tương ứng. Quá trình chuyển đổi về hàm xác suấttheo quy tắc sau:
1.Sử dụng công thức De Morgan để đưa về dạng chuẩn tắc hội, không chưa phép logic nào.
2.Các ký hiệu phép cộng và nhân logic được thay thế bởi dấu các phép cộng và phép nhân đại số.
3. Các kí hiệu xi và 𝑥̅𝑖 được thay thế bằng các xác suất Pi và Qi tương ứng. 4.𝑃̅(𝑓=1) được thay thế bằng 1-𝑃̅(𝑓=1)