Đơn vị: người và % Độ tuổi Thị trấn Nông thôn Số lượng % Số lượng % 11 5 6,02 6 6,13 12 24 28,92 23 23,47 13 30 36,14 33 33,67 14 18 21,69 26 26,53 15 6 7,23 10 10,20 Tổng 83 100 98 100
Tỉ lệ HS dậy thì hoàn tòan theo KV sống được minh họa ở hình 3.17 và 3.18
11 12 13 14 15
50 11 12 13 14 15
Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ dậy thì hoàn toàn của nữ KV nông thôn
Qua các bảng số liệu nhận thấy tuổi dậy thì đầu tiên của HS nữ KV thị trấn cũng như nông thôn cao nhất ở giai đoạn 12 – 13 tuổi. Ở giai đoạn này số lượng nữ sinh thị trấn có tuổi dậy thì đầu tiên cao hơn nữ sinh ở nông thôn, các em nữ ở KV thị trấn dậy thì sớm hơn các em nữ ở KV nông thôn. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi dậy thì. Ngoài ra, điều kiện kinh tế, xã hội cũng như chế độ dinh dưỡng đã tác động tới sự dậy thì khác nhau của các em ở hai KV.
Tuổi dậy thì hoàn toàn của nữ HS trong nghiên cứu được so sánh với một số nghiên cứu của các tác giả khác được thể hiện ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của nữ ĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác
STT Tác giả nghiên
cứu ĐTNC KV nghiên
cứu Tuổi dậy thì hoàn thành 1 HSSH (1975) Dân cư Thành phố 14 năm ± 1 năm 2 tháng Nông thôn 15 năm ± 3 năm 4 tháng 2 Nguyễn Thị Thu
Hiền (2013) HS
Thị trấn 12 năm 9 tháng ± 9 tháng Nông thôn 12 năm 11 tháng ± 11 tháng 3 Lê Thị Thúy
(2015) HS
Thị trấn 13 năm 8 tháng ± 10 tháng Nông thôn 13 năm 2 tháng ± 1 tháng 4 Lê Thị Nguyệt HS Thị trấn 13 tháng 4 tháng ± 6 tháng
51
Khi so sánh kết quả của các tác giả khác, tôi thấy được: tuổi dậy thì hoàn toàn của nữ ĐTNC trong nghiên cứu của tôi cao hơn với số liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), và tương đương với số liệu nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thúy (2015).
3.3.2. Kết quả nghiên cứu độ dài vòng kinh của nữ ĐTNC
Kết quả nghiên cứu về độ dài vòng kinh của nữ ĐTNC tại 2 KV nông thôn và thành thị được thể hiện ở bảng sau:
Từ số liệu trong bảng 3.21 nhận thấy độ dài vòng kinh của các em nữ sinh trong nghiên cứu có tỷ lệ cao nhất là 28 đến 31 ngày chiếm tỷ lệ 78,34%. Độ dài vòng kinh trung bình là 29,34 ngày. Số nữ sinh có chu kì kinh nguyệt dưới 28 ngày chiếm tỷ lệ 12,04% và trên 31 ngày chiếm tỷ lệ 9,62%.
Đối với nữ HS KV nông thôn có độ dài vòng kinh được thể hiện ở bảng 3.21. Độ dài vòng kinh của các em nữ sinh trong nghiên cứu ở KV nông thôn bảng 3.22 có tỷ lệ cao nhất là 29 đến 31 ngày. Tỷ lệ HS nữ có chu kì kinh nguyệt nằm trong khoảng từ 29 đến 31 ngày là 62,25%. Độ dài vòng kinh trung bình là 29,83 ngày. Số nữ sinh có chu kì kinh nguyệt dưới 29 ngày chiếm tỷ lệ 25,51% và trên 31 ngày chiếm tỷ lệ 12,24%.
So sánh giữa hai KV thị trấn và nông thôn thấy độ dài vòng kinh có sự khác biệt không lớn. Ở thời kì này các em thường có độ dài vòng kinh chưa ổn định.
52