Phân loại thể lực theo chỉ số pignet

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đại học (Trang 26 - 30)

STT Chỉ số pignet Loại 1 < 23,0 Cực khỏe 2 23,0 – 28,9 Rất khỏe 3 29,0 – 34,9 Khỏe 4 35,0 – 41,0 Trung bình 5 41,1 – 47,0 Yếu 6 47,1 – 53,0 Rất yếu 7 > 53,0 Cực yếu

* Chỉ số BMI được tính theo công thức sau:

BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng (m)] 2

Chỉ số BMI được đánh giá theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI & WPRO) [3].

Bảng 2.2. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người châu Á (IDI & WPRO)

Phân loại WHO BMI (kg/m ) 2 IDI & WPRO BMI (kg/m ) 2

Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 < 18,5 Bình thường 18,5 – 24,9 18,5 – 22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 – 29,9 23 – 24,9 Béo phì độ I 30 – 34,9 25 – 29,9 Béo phì độ II 35 – 39,9 30 Béo phì độ III 40 40

+ Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan

* Các chỉ số tuần hoàn

Nhịp tim, huyết áp động mạch được đo vào đầu buổi học sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng huyết áp kế điện tử để đo. Khi đo, đối tượng ngồi ở tư thế thoải mái.

Nhịp tim: được xác định bằng ống nghe. Khi đo để đối tượng ngồi ở tư thế thoải mái. Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong vòng 1 phút và đo 3 lần rồi lấy trị số trung bình. Nếu thấy kết quả của 3 lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng ngồi nghỉ 15-20 phút rồi đo lại.

Huyết áp động mạch: được xác định bằng huyết áp kế đồng hồ do Nhật Bản sản xuất. Huyết áp kế đồng hồ đã được chuẩn với huyết áp kế thủy ngân. Đo huyết áp động mạch cánh tay trái ở tư thế cánh tay ngang tim theo phương pháp Korotkow.

Chuẩn bị đo: Đặt cánh tay trái ngang tim trong tư thế nằm thoải mái, người đo quấn túi cao su của huyết áp kế quanh cánh tay đối tượng, chặt vừa phải, đặt ống nghe trên động mạch cánh tay ngay sát bên dưới túi cao su để nghe mạch đập và đồng hồ của huyết áp kế trước mặt.

Cách đo: Vặn chặt ốc ở bóp cao su rồi từ từ bơm cho đến khi kim đồng hồ chỉ vào số 150-160 mmHg. Sau đó mở nhẹ ốc cho hơi thoát ra từ từ, đồng thời lắng nghe. Chỉ số trên đồng hồ lúc nghe tiếng đập đầu tiên là chỉ số huyết áp tâm thu và tiếng cuối cùng là chỉ số huyết áp tâm trương. Trong trường hợp bất thường cần phải đo lại, đo ba lần lấy giá trị trung bình.

* Sinh lí dậy thì

Sinh lí dậy thì tuổi dậy thì đầu tiên ở nam và nữ, chu kì kinh nguyệt, số ngày chảy máu trong chu kì kinh nguyệt thu được thông qua phiếu điều tra.

Tiến hành đo đạc, các chỉ số thu được sẽ được ghi vào phiếu điều tra.

2.2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu+Phương pháp tính tuổi +Phương pháp tính tuổi

Tuổi của đối tượng nghiên cứu được tính như sau: Số năm tuổi = số năm  6 tháng

+Phương pháp xử lí số liệu

- Bước 1:

+ Kiểm tra các phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu về sinh lí dậy thì. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ và yêu cầu đối tượng làm lại.

+ Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng để chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.

+ Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.

- Bước 2:

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học và số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel.

Số liệu được kiểm định “t-est” theo phương pháp Student – Fisher. Các mẫu nghiên cứu đều có n  30 nên các đại lượng được tính theo các công

thức sau: + Giá trị trung bình: n i 1 Xi X n   Trong đó: X - giá trị trung bình

Xi – giá trị thứ i của đại lượng X n – số mẫu nghiên cứu.

+ Độ lệch chuẩn SD = n 2 i i 1 1 (X X) n Trong đó: X - Giá trị trung bình i

X : Giá trị thứ i của đại lượng X

n – Số cá thể ở mẫu nghiên cứu

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau ở mức ý nghĩa ∝ và được kiểm định bằng hàm “T-test” theo phương pháp Student – Fisher:

2 2 y x X Y Z SD SD n m    Trong đó: X , Y - Các giá trị trung bình;

M, n – Số cá thể ở mẫu nghiên cứu; ∝ - Mức ý nghĩa;

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu về tầm vóc - thể lực của học sinh THCS 3.1. Kết quả nghiên cứu về tầm vóc - thể lực của học sinh THCS

3.1.1 Chiều cao đứng trung bình

Chiều cao đứng là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của xương, đặc biệt là sự phát triển của các xương ống và được dùng để đánh giá sức lớn của trẻ em. Ở lứa tuổi trẻ em, chiều cao đứng thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và chịu tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên – xã hội.

Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng theo tuổi, giới tính của học sinh thị trấn và học sinh nông thôn được trình bày ở bảng 3.1, hình 3.1 và hình 3.2.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đại học (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)