Như vậy tuổi xuất tinh lần đầu của các em nam thuộc ĐTNC tập trung ở các tuổi 14, 15 tuổi. KV thị trấn các em nam dậy thì sớm hơn các em nam ở KV nông thôn tuy nhiên sự sai khác này không lớn.
Tuổi dậy thì hoàn toàn của nam HS so với nữ HS muộn hơn 1 năm, điều này đã giải thích cho kết quả nghiên cứu về tầm vóc, thể lực, một số chỉ tiêu sinh lý về thời điểm tăng nhanh nhất của các chỉ tiêu trên.
So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của nam HS trong nghiên cứu với một số nghiên cứu khác được thể hiện ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. So sánh tuổi dậy thì hoàn toàn của namĐTNC với nghiên cứu của các tác giả khác
STT Tác giả nghiên cứu
KV nghiên
cứu
Tuổi dậy thì hoàn toàn
1 Nguyễn Thị Thu Hiền (2013)
Hạ Hòa - Phú Thọ
14,36 ± 0,49 tuổi (Thị trấn)
14,47 ± 0,50 tuổi (Nông thôn)
2 Lê Thị Thúy (2015) Cẩm Khê - Phú Thọ
14,25 ± 0,8 tuổi (Thị trấn)
14,32 ± 0,84 tuổi (Nông thôn)
3 Phạm Văn Công (2018)
Thanh Ba - Phú Thọ
14,02 ± 0,76 tuổi (Thị trấn)
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN 4.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 500 em HS thuộc 4 trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Ba về đặc điểm tầm vóc - thể lực và sinh lí tôi đã rút ra được những kết luận sau:
4.1.1. Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh
- Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh trong nhóm nghiên cứu tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng các chỉ số này không đều ở các độ tuổi.
+ Chiều cao đứng của HS KV thị trấn cao hơn so với KV nông thôn, Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13 - 15 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn từ 12 - 14 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam 1 năm.
+ Cân nặng: Cân nặng của học sinh tăng dần theo từng độ tuổi ở cả 2 KV. Trong đó thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của nam từ 14 - 15 tuổi (tăng 6,5 kg/năm ở KV thị trấn và 4,85 kg/năm ở KV nông thôn) và của nữ từ 13 - 14 tuổi (tăng 4,48 kg/năm ở KV thị trấn và 4,18kg/năm ở KV nông thôn).
+ Vòng ngực trung bình: Vòng ngực trung bình của nam tăng nhanh hơn vòng ngực trung bình của nữ.
+ Chỉ số pignet của học sinh trong giai đoạn 11 -15 tuổi của cả hai giới đều giảm dần và giảm không đều qua các lứa tuổi. Thời điểm chỉ số pignet giảm nhanh nhất ở nam là lúc 13 - 15 tuổi. Thời điểm giảm chỉ số pignet nhanh nhất của nữ là lúc 13 - 14 tuổi. Trong cùng một độ tuổi, chỉ số pignet của học sinh nữ nhỏ hơn của học sinh nam.
+ Chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi do ở giai đoạn này tốc độ tăng cân nặng của học sinh lớn hơn so với tốc độ tăng chiều cao. Tốc độ tăng chỉ số BMI của học sinh trong các năm không đồng đều. Học sinh trong nhóm nghiên cứu có thể trạng hơi gầy và không có học sinh nào bị béo phì.
4.1.2. Tần số tim và huyết áp động mạch của học sinh
+ Tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ giảm dần theo tuổi. Tốc độ giảm tần số tim của các em trong các năm không đều, có thời kỳ giảm nhanh, có thời kỳ giảm chậm.
+ Huyết áp động mạch của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Huyết áp động mạch của học sinh tăng không đều giữa các lứa tuổi, có lứa
tuổi tăng nhanh, có lứa tuổi tăng chậm.
4.1.3. Tuổi dậy thì hoàn toàn của học sinh
Tuổi dậy thì đầu tiên của HS,Học sinh KV thị trấn có tuổi dậy thì đầu tiên sớm hơn so với học sinh KV nông thôn tuy nhiên không nhiều.
Chu kì kinh nguyệt của học sinh nữ thuộc ĐTNC là 28 - 31 ngày ở cả 2 KV thị trấn và nông thôn.
4.2. Kiến nghị
Từ những kết quả thu được tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 1. Các chỉ số thể lực và sinh lí của học sinh có thể thay đổi, phụ thuộc vào điều kiện sống. Vì vậy, các chỉ số này cần được nghiên cứu thường xuyên và được tổng kết trong một khoảng thời gian nhất định. Những kết quả nghiên cứu đó là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ, các biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi học đường.
2. Cần đưa ra chương trình giáo dục giới tính cho HS sớm hơn, trang bị cho các em những hiểu biết về sức khỏe sinh sản để các em phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (1990) Bài giảng Sinh lý học, NXB Y học Hà Nội.
2. Bộ môn sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội (1995) Sinh lý học tập 2, NXB Y học Hà Nội.
3. Bộ Y tế, Hằng số sinh học người Việt Nam, NXB Y học Hà Nội.
4. Thẩm Thị Hàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái thể lực học sinh một số trường trung học cơ sở Hà Nội, Luận án PTS khoa học Y dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hiền (2010) Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của HS Tiểu học và Trung học cơ sở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Nghiên cứu về đặc điểm tầm vóc – thể lực và sinh lí của học sinh một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Hùng Vương, Phú Thọ.
7. Vương Thị Hoà (1998), Nghiên cứu sự phát triển một số chỉ số hình thái và chức năng của trẻ sơ sinh đến 4 tuổi vùng nông thôn Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
8. Đào Huy Khuê (1991), Đặc điểm về kích thước, sự tăng trưởng và sự phát triển cơ thể của học sinh phổ thông 6 – 17 tuổi thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình, Luận án PTS Sinh học, Hà Nội.
9. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu về thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 -17 tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
10. Trần Đình Long, Trương Xuân Dung, Quách Thị Tài, Tạ Thúy Lan, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan (1996), Bài giảng sinh lý người và động vật, tập 1- 2, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Lan (1998), Nghiên cứu về một số chỉ tiêu về thể lực và sinh lí tuổi dậy thì ở các nữ sinh dân tộc ít người thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, Thông báo khoa học số 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thuỳ Miên, (2003), “Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác- vận động, trí tuệ, trí nhớ, chú ý, của học sinh Trường THCS Hoàn Kiếm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 13. Đỗ Bích Nhuần (2007), “Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Sinh học,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
15. Nghiêm Xuân Thăng (1993), “Ảnh hưởng của môi trường núng khụ và nóng ẩm lên một số chỉ tiêu sinh lý ở người và động vật”, Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
16. Vương Thị Thu Thủy, Nghiên cứu một số chỉ tiêu về tầm vóc – thể lực và sinh lý của HS tuổi từ 12 -16 ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ
Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
17. Trần Đỗ Trinh (1996), Trị số huyết áp động mạch người Việt Nam, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học Hà Nội. .
18. Nguyễn Thị Xuyến (2008), Nghiên cứu trí tuệ và một số chỉ số sinh học của HS trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
MỘT SỐ CHỈ TIÊU TẦM VÓC – THỂ LỰC VÀ SINH LÝ CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TẠI HUYỆN THANH BA- TỈNH PHÚ THỌ
A. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
1.Họ và tên:.……….………
2.Lớp:………Trường:………..………
3.Ngày tháng năm sinh:………..
4. Giới tính Nam □ Nữ □ 5. Dân tộc:………..
6.Chỗ ở hiện tại ………..
B. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TẦM VÓC – THỂ LỰC, SINH LÍ I. Một số chỉ tiêu về tầm vóc - thể lực, sinh lí 1. Một số chỉ tiêu về tầm vóc – thể lực STT Các chỉ tiêu Kết quả đo(đơn vị) 1 Chiều cao đứng cm 2 Cân nặng kg 3 Vòng đùi phải cm 4 Vòng cánh tay phải lúc co cm 5 Vòng ngực trung bình cm 6 Vòng ngực hít vào gắng sức cm 2. Sinh lý tuần hoàn STT Các chỉ tiêu Kết quả đo(đơn vị) 1 Tần số tim (nhịp/phút) 2 Huyết áp tối đa (mmHg) 3 Huyết áp tối thiểu (mmHg) II. Dậy thì 1. Ngày có kinh lần đầu (nữ): - Ngày…. tháng…. năm….. - Chưa:
2. Lần xuất tinh đầu tiền (nam): - Ngày….tháng….năm…. - Chưa:
PHẦN KÝ DUYỆT
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện