Nghiên cứu tạo chế phẩm phân hủy hợp chất hữu cơ từ vi sinh vật bản

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm phân hủy hợp chất hữu cơ từ vi sinh vật bản địa (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu tạo chế phẩm phân hủy hợp chất hữu cơ từ vi sinh vật bản

địa dạng gốc

Quy trình thí nghiệm đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Chuẩn bị vật liệu thu thập

Vật liệu thu thập (cơm) trải thành một lớp 2 - 3 cm trong khay gỗ (40x40x10cm) hoặc khay nhựa.

Hình 3.1. Vật liệu thu thập vi sinh vật bản địa - Bƣớc 2: Đặt mẫu - Bƣớc 2: Đặt mẫu

Tìm nơi có tán tre hoặc tán cây rậm rạp (thƣờng là nơi tập trung nhiều VSV nhất), đào một hố nông bằng khoảng 1/2 chiều cao khay gỗ, cho vật liệu đã chuẩn bị vào, dùng lá mục, cành khô gần ngay tại đó phủ sao cho kín, nếu sợ mƣa có thể phủ lên một lớp nilon.

Hình 3.2. Cách đặt mẫu để thu vi sinh vật bản địa - Bƣớc 3: Thu thập - Bƣớc 3: Thu thập

Sau 5 - 6 ngày, bề mặt trong khay gỗ sẽ bị bao phủ bởi một lớp mốc trắng, đôi khi có lẫn một số mốc khác màu vào. Thu lấy lớp chứa mốc trắng (không nên hoặc hạn chế dùng đến phần chứa các mốc màu khác vì các VSV có hại có thể lẫn vào).

Hình 3.3. Thu thập phần mốc trắng chứa vi sinh vật bản địa - Bƣớc 4: Tăng sinh khối bằng cách ủ với rỉ đƣờng - Bƣớc 4: Tăng sinh khối bằng cách ủ với rỉ đƣờng

Thu lấy lớp chứa mốc trắng đem trộn với rỉ đƣờng theo tỷ lệ khối lƣợng 1 : 1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày.

- Bƣớc 5: Thu thập chế phẩm

Sau 7 - 10 ngày, đem chắt lọc dịch lỏng lấy phần IMO gốc (lỏng).

Hình 3.5. Dịch lỏng IMO (gốc)

- Bƣớc 6: Nhân sinh khối với rỉ đƣờng

Lấy phần lọc dịch lỏng đem trộn với rỉ đƣờng theo tỷ lệ khối lƣợng 1:1, cho vào đầy khoảng 2/3 một hũ chứa sạch, dùng giấy báo niêm phong lại, để nơi râm mát trong khoảng 7 ngày.

Môi trƣờng dinh dƣỡng là môi trƣờng sống của VSV, ở đó chúng sinh ra, lớn lên và thực hiện mọi hoạt động của cơ thể sống. Do vậy, môi trƣờng dinh dƣỡng cần phải đầy đủ thức ăn cần thiết và phù hợp cho sự phát triển của VSV. Đồng thời, để lên men chủng ở quy mô lớn và ứng dụng vào thực tế thì ngoài những yêu cầu trên thì môi trƣờng dinh dƣỡng còn phải dễ kiếm và rẻ tiền. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nuôi cấy VSV bản địa trên môi trƣởng có bổ sung rỉ đƣờng giúp cho VSV sinh trƣởng và phát triển.

Trong quá trình sinh trƣởng và phát triển, các vi khuẩn luôn chịu tác động của nhiều yếu tố môi trƣờng, đó là nguồn dinh dƣỡng và các điều kiện môi trƣờng khác (nhiệt độ, pH ...). Bất cứ sự thay đổi nào của môi trƣờng nuôi cấy đều có tác động trực tiếp đến hoạt động sống của vi khuẩn, có thể là tốt hơn hoặc cũng có thể theo chiều hƣớng xấu đi. Do vậy, nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng nhằm tìm ra điều kiện tốt nhất để vi khuẩn sinh trƣởng và phát triển. Qua nghiên cứu, nhận thấy các chủng VSV phát triển trong khoảng nhiệt độ 20 - 50oC; trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 35o

C. Ở ngoài khoảng nhiệt độ này (20, 40, 45, 50o

C), vi khuẩn vẫn phát triển nhƣng mật độ không cao, chứng tỏ đó không phải là nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển. Nguyên nhân là do nhiệt độ ảnh hƣởng đến hoạt tính enzyme và tốc độ của các phản ứng hóa học trong tế bào nên ảnh hƣởng tới tốc độ sinh trƣởng của VSV. Với loài VSV chỉ sinh trƣởng đƣợc trong một khoảng nhiệt độ nhất định.

Từ kết quả nuôi cấy, đặc điểm sinh hóa có thể dự đoán tên các chủng VSV nhƣ sau: Bacillus licheniformis và Bacillus subtilis. Thông thƣờng chế phẩm men vi sinh chứa nhóm vi khuẩn Bacillus sp. (trong đó có: B. Subtilis, B. Licheniformis, B. Megaterium, B. Coagulans, B. Cereus, B. Pumilus, B. Amiloliquefaciens,..v.v. ) có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ, làm mất mùi hôi, kích thích sự phát triển các vi khuẩn có lợi, cạnh tranh môi trƣờng sống, làm giảm số lƣợng vi khuẩn có hại gây bệnh, làm ổn định môi trƣờng. Giúp chuyển hoá các chất hữu cơ nhƣ: xác động thực vật, cặn bã thành CO2 và nƣớc; chuyển các chất độc hại nhƣ: NH3, NO2- ... [12].

Việc sử dụng VSV có hoạt tính phân huỷ các hợp chất hữu cơ là giải pháp thân thiện, bền vững với môi trƣờng, khả thi và kinh tế, do không gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm phân hủy hợp chất hữu cơ từ vi sinh vật bản địa (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)