Kiểm định các giả định phần dư

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đặt đồ ăn qua ứng dụng now của sinh viên tại thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định chất lượng thang đo

4.3.2. Kiểm định các giả định phần dư

- Giả định liên hệ tuyến tính: giả định này sẽ được kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự doán chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả từ biểu đồ …. dưới đây cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình dạng nào cụ thể nào. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được đáp ứng.

Hình 4.1. Biểu đồ phần dư phân tán

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

- Giả định không có tương quan giữa các phần dư: giả định này được kiểm tra bằng đại lượng thống kê Durbin-Watson, 1 < Durbin-Watson < 3 nằm trong vùng chấp nhận. Từ bảng… (chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình), ta thấy hệ số Durbin-Watson là 1,966 (phù hợp) nên không có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

Vậy, với các kết quả kiểm định trên ta thấy mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Ta có mô hình hồi quy với hệ số beta chưa chuẩn hóa là: YD= 0,308 + 0,225*AH + 0,312*KM + 0,306*TD

Ý nghĩa của hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

- β2 = 0,225, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi ảnh hưởng xã hội đối với ứng dụng Now tăng/giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ứng dụng Now để đặt đồ ăn của sinh viên Hà Nội tăng/giảm 0,225 đơn vị.

- β4 = 0,312, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi khuyến mãi đối với ứng dụng Now tăng/giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ứng dụng Now để đặt đồ ăn của sinh viên Hà Nội tăng/giảm 0,312 đơn vị.

- β5 = 0,306, tức là với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi thái độ đối với ứng dụng Now tăng/giảm 1 đơn vị thì hành vi sử dụng ứng dụng Now để đặt đồ ăn của sinh viên Hà Nội tăng/giảm 0,306 đơn vị.

Tuy nhiên, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa mang ý nghĩa về toán học hơn là ý nghĩa về kinh tế vì nó chỉ phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi từng biến độc lập thay đổi trong điều kiện các biến độc lập còn lại phải cố định.

  

 Như vậy, để xem xét mức độ tác động hay thứ tự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta sẽ biết được biến độc lập nào ảnh hưởng mạnh hay yếu đến biến phụ thuộc, hệ số càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đó đối với biến phụ thuộc càng lớn. Theo kết quả phân tích, ta có độ lớn của hệ số Beta chuẩn hóa như sau β4> β5 > β2 do đó các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trên ứng dụng Now của sinh viên Hà Nội lần lượt mạnh nhất là KHUYẾN MÃI > THÁI ĐỘ > ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đặt đồ ăn qua ứng dụng now của sinh viên tại thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)