Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL trường MN theo Chuẩn hiệu trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020​ (Trang 61 - 105)

theo Chuẩn hiệu trưởng

Năm học Số lượng CBQL Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2011-2012 30 9 30,0 14 46,7 7 23,3 0 0 2012-2013 38 17 44,7 16 42,1 5 13,2 0 0 2013-2014 39 19 48,7 18 46,2 2 5,1 0 0 2014-2015 39 21 53,8 17 43,6 1 2,6 0 0

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL trường Tiểu học theo Chuẩn hiệu trưởng

Năm học Số lượng CBQL Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2011-2012 27 10 37,0 9 33,3 8 29,6 0 2012-2013 28 13 46,4 9 32,1 6 21,4 0 2013-2014 28 14 50,0 10 35,7 5 17,9 0 2014-2015 28 19 67,9 5 17,9 4 14,3 0

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đánh giá CBQL trường THCS theo Chuẩn hiệu trưởng

Năm học Số lượng

Xuất sắc Khá Trung bình Kém

CBQL lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng % 2011-2012 21 10 47,6 6 28,6 5 23,8 0 2012-2013 20 9 45,0 8 40,0 3 15,0 0 2013-2014 19 12 63,2 5 26,3 2 10,5 0 2014-2015 19 12 63,2 6 31,6 1 5,3 0

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng tổng hợp 2.9; 2.10; 2.11 cho thấy: Kết quả đánh giá cho thấy rõ sự tiến bộ của CBQL các cấp học qua từng năm học từ chỗ tỷ lệ CBQL đạt chuẩn được xếp loại ở mức Trung bình tương đối cao (trên 23%) ở năm học 2011-2012. Đến năm học 2014-2015 cho thấy rõ sự thay đổi tiến bộ, chứng tỏ hiệu quả của bộ đánh giá chuẩn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ. Tỷ lệ CBQL đạt chuẩn xếp loại Xuất sắc ở các cấp học năm 2014-2015 đều tăng (đạt trên 50%), Tỷ lệ đạt chuẩn xếp loại trung bình năm học 2014-2015 đã giảm đáng kể so với năm học 2011-2012 (mầm non giảm từ 23,3% xuống 2,3%; tiểu học giảm từ 29,6% xuống 14,3%; THCS giảm từ 23,8% xuống 5,3%). Không có CBQL xếp loại Kém (chưa đạt chuẩn). Điều này cho thấy công tác đánh giá CBQL trường học theo chuẩn hiệu trưởng tại huyện Hoành Bồ đã đem lại những kết quả tích cực, chất lượng CBQL được đánh giá ngày một nâng lên. Về quy trình và cách thức tổ chức đánh giá cũng được khoa học, chặt chẽ hơn những năm đầu tiên mới thực hiện.

Kết quả đánh giá CBQL theo chuẩn Hiệu trưởng là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2.3.1.2. Công tác lập quy hoạch CBQL:

quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước và các hướng dẫn của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Huyện Hoành Bồ đã thực hiện công tác phổ biến quán triệt những nội dung cơ bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện. Trên cơ sở nhận thức nội dung, quy trình, tầm quan trọng của công tác quy hoạch CBQL, Huyện ủy đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong thời gian 2010-2015, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phục vụ công tác quy hoạch và luân chuyển CBQL trường học, đó là: hằng năm tiến hành rà soát CBQL hết thời gian bổ nhiệm, xây dựng phương án điều động hay tiếp tục bổ nhiệm tại chỗ; công tác đánh giá, nhận xét CBQL và xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trường học theo hàng năm. Trên cơ sở đó phát hiện những nhân tố nổi trội để đưa vào quy hoạch CBQL đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch.

Trên cơ sở các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các trường học thuộc huyện đã thực hiện tương đối tốt và chặt chẽ các nội dung: đánh giá, xếp loại CBQL và giáo viên hàng năm. Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2015-2020 đúng quy trình, cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng góp phần xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Thống kê kết quả công tác quy hoạch cán bộ quản lý từ năm 2010 đến năm 2014 thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12: Thống kê số lượng cán bộ, giáo viên được đưa vào quy hoạch CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2010-2014

Chức vụ quy hoạch

Số lượng quy hoạch từng năm

Năm 2010 (số quy hoạch/số biên chế giao) Năm 2011 (số quy hoạch/số biên chế giao) Năm 2012 (số quy hoạch/số biên chế giao) Năm 2013 (số quy hoạch/số biên chế giao) Năm 2014 (số quy hoạch/số biên chế giao)

Hiệu trưởng 31/25 27/26 45/32 30/32 33/32 Phó hiệu

trưởng 43/47 47/54 69/65 70/56 66/60

Tổng 74/72 74/80 114/97 100/88 99/92

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.12 cho thấy: trong những năm qua, công tác xây dựng quy hoạch CBQL giáo dục tại huyện Hoành Bồ được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo dân chủ, khách quan và công khai, từng bước xây dựng lực lượng cán bộ dự nguồn phục vụ cho công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn một số tồn tại: Công tác quản lý cán bộ trong nguồn quy hoạch (bổ sung hồ sơ, nhận xét, đánh giá hàng năm, đào tạo...) chưa đi vào nền nếp. Công tác quy hoạch gắn với bổ nhiệm cán bộ còn chưa được thực hiện tốt, chưa thật sự trở thành căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ, gây tâm lý không tốt đối với những người được quy hoạch. Tỉ lệ nguồn cán bộ trẻ, nữ, cán bộ dân tộc thiểu số.. còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Mặt khác, từ bảng thống kê 2.12 cho thấy số lượng được quy hoạch hàng năm vào các chức vụ quản lý trường học số lượng còn hạn chế, trung bình chỉ chiếm từ 0,9 đến 1,2 lần số vị trí cán bộ quản lý được giao, đặc biệt năm 2011, năm 2013 số cán bộ được quy hoạch Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chưa bằng số định biên được giao. Như vậy sẽ có những vị trí cán bộ quản lý trường học không có nguồn quy hoạch cán bộ quản lý kế cận để phục vụ việc luân chuyển và bổ nhiệm khi cần thiết. Mặt khác số lượng quy hoạch ít sẽ có ít sự lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm và luân chuyển.

2.3.1.3. Các biện pháp bố trí nguồn lực và tổ chức bộ máy

Về nguồn lực con người, có thể nói nhờ làm tốt công tác đánh giá nhận xét cán bộ, giáo viên và công tác quy hoạch CBQL giáo dục. Trong những năm qua, nguồn CBQL được chuẩn bị tương đối đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho công tác bổ nhiệm và luân chuyển CBQL giáo dục.

núi, kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, huyện chưa tự cân đối được thu-chi mà chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách được Tỉnh cấp, do vậy ngoài những chế độ do Trung ương và Tỉnh Quảng Ninh quy định, Huyện chưa xây dựng và thực hiện được chính sách đặc thù như: phụ cấp về nhà ở, hỗ trợ đi lại, phụ cấp công vụ... đối với CBQL ngành giáo dục được luân chuyển.

Về tổ chức bộ máy, huyện đã thường xuyên rà soát biên chế và tổ chức bộ máy, có sự đánh giá sát tình hình, dự báo diễn biến và chủ động có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động về CBQL (nghỉ hưu, chuyển công tác, miễn nhiệm...). Trong những năm qua, Huyện đã luôn dành một số biên chế CBQL để phục vụ công tác luân chuyển, bố trí cán bộ giúp cho công tác luân chuyên luôn chủ động và không gặp khó khăn về biên chế.

Tuy nhiên, hiện nay còn có một bộ phận CBQL tuổi trên 50, chất lượng công việc trung bình, nhưng chưa đủ các điều kiện để giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bộ phận này đang chiếm một số biên chế CBQL nhất định, gây ra một sự trì trệ nhất định trong công việc nhưng chưa thể bố trí, sắp xếp để thay thế bằng những cán bộ trẻ, có năng lực công tác, có phẩm chất đạo đức đã được quy hoạch cán bộ, quản lý. Ngành giáo dục chưa xây dựng được Kế hoạch tổng thể về luân chuyển CBQL theo từng giai đoạn, trong đó có những nhóm biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động các nguồn lực tài chính phục vụ công tác LCCB nói chung, CBQL giáo dục nói riêng.

2.3.2. Thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học ở huyện Hoành Bồ cán bộ quản lý trường học ở huyện Hoành Bồ

2.3.2.1. Bổ nhiệm CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS

Lựa chọn CBQL là khâu then chốt, quyết định trong công tác cán bộ. Lựa chọn đúng CBQL là điều kiện, tiền đề để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đúng. Bổ nhiệm đúng CBQL lãnh đạo, quản lý trong bộ máy của Đảng và Nhà nước ta là

góp phần trực tiếp, quyết định, biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương thành hiện thực.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 - Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực” và “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nghị quyết qui định chế độ bổ nhiệm cán bộ: “Thực hiện chế độ bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác để xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ đó nữa không”.

Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03/05/1999 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ ở điều 4 nêu rõ:

- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ cấp trưởng, cấp phó.

- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một chức vụ đặc thù theo qui định riêng.

Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ở Chương II, mục 1 điều 5 qui định: “Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn”. Chương II, mục 1 điều 6 quy định về điều kiện bổ nhiệm như sau:

- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;

- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định;

- Tuổi bổ nhiệm:

+ Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;

+ Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ);

+ Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại Điều 18 quy định: “Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học”. Điều lệ trường mầm non, tại Điều 16 quy định: “Nhiệm kỳ của trường công lập là 5 năm, hết nhiệm kỳ hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động”

Thực hiện các Quyết định trên, Huyện ủy Hoành Bồ đã ban hành Quy chế số 01-QC/HU ngày 22/8/2009 về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại cán bộ, điều động và luân chuyển cán bộ. Theo phân cấp quản lý, việc bổ nhiệm CBQL các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở do Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. Từ năm 2010 đến nay, ngành giáo dục huyện Hoành Bồ đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 60 CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS.

Bảng 2.13: Kết quả bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ giai đoạn 2010-2014 Tổng số đơn vị Kết quả bổ nhiệm Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 32 6 8 31 7 8 60

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện

Kết quả bảng 2.13 cho thấy: hàng năm bổ nhiệm trung bình từ 7-8 cán bộ quản lý, riêng năm 2012 bổ nhiệm 31 cán bộ quản lý, trong đó bổ nhiệm mới 17 (do có 07 trường mầm non mới thành lập cuối năm 2011) và bổ nhiệm lại 14 cán bộ quản lý. Nhìn chung công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học huyện Hoành Bồ trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, chất lượng quản lý giáo dục trong tình hình mới.

Tuy nhiên, theo Thông tư số 71 ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư 35 ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, năm học 2014-2015 huyện Hoành Bồ được Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tổng số 92 biên chế cán bộ quản lý, trong đó: CBQL mầm non: 44, CBQL Tiểu học: 31, CBQL THCS: 19. Hiện nay mới bổ nhiệm tổng số 86 cán bộ quản lý, cụ thể: CBQL mầm non: 39 (còn thiếu 05 CBQL); CBQL Tiểu học: 28 (thiếu 03 CBQL); CBQL THCS: 19 (đủ theo biên chế giao). Từ thực trạng trên, hiện nay cấp học mầm non và Tiểu học vẫn thiếu tổng số 08 CBQL theo biên chế được giao. Nguyên nhân là do chất lượng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ quản lý, chưa sẵng sàng cho công tác bổ nhiệm, công tác đào tạo nguồn quy hoạch cán bộ quản lý còn bị coi nhẹ, chất lượng chưa cao. Mặt khác,

số lượng quy hoạch còn ít hơn số biên chế cán bộ quản lý, do vậy có vị trí không có cán bộ quy hoạch kế cận.

Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học hiện nay là một yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của công tác cán bộ. Trong những năm gần đây, công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường học thuộc huyện Hoành Bồ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020​ (Trang 61 - 105)