Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020​ (Trang 106 - 121)

Tính khả thi (%)

Rất khả thi Khả thi không khả thi

SL % SL % SL %

1

Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học

179 69,6 59 23,0 19 7,4

2

Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí trường học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn khác nhau của huyện

210 81,7 27 10,5 20 7,8

3

Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện quản lý

190 73,9 45 17,5 22 8,6

4

Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2015-2020

215 83,7 30 11,7 12 4,7

5 Phát huy dân chủ trong bổ

nhiệm và luân chuyển CBQL 179 69,6 57 22,2 21 8,2

6

Có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

175 68,1 59 23,0 23 8,9

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ ý kiến đánh giá rất khả thi của sáu biện pháp trên đạt từ 68,1% đến 83,7% chỉ có từ 4,7% đến 8,9% ý kiến cho rằng không khả thi. Kết quả này làm cho chúng ta thấy hoàn toàn yên tâm vì việc thực hiện khả thi các biện pháp này là có cơ sở.

Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi như đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện Hoành Bồ sẽ đạt được hiệu quả cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 06 giải pháp như trên để việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015- 2020 đạt chất lượng và hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Để đưa ra nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các giải pháp chúng tôi phải căn cứ vào những yêu cầu cơ bản có tính định hướng và chủ trương việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học trong những năm tới. Đó là luân chuyển và bổ nhiệm CBQL phải đạt mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS.

Các biện pháp đưa ra đảm bảo được một số nguyên tắc như tính hệ thống, tính nhất quán và tính thực tiễn. Các giải pháp cụ thể đều được xây dựng trên cấu trúc thống nhất bao gồm: Mục tiêu, Nội dung và cách thưc tiến hành, điều kiện thực hiện giải pháp. Trong 06 giải pháp nêu trên, mỗi giải pháp có một ưu thế riêng, hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS. Tuy nhiên để các giải pháp này phát huy được hiệu quả tối ưu, khi thực hiện cần phải có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp trong mối liên hệ chặt chẽ nhằm đạt mục đích cuối cùng: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS của huyện.

Qua kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp, kết quả thu được rất khả quan. Đây là cơ sở, là căn cứ để thực hiện các giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS. Nếu các giải pháp trên được áp dụng trong những điều kiện thuận lợi, chắc chắn việc tổ chức thực hiện bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh sẽ thu được kết quả tốt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trong tình hình hiện nay, trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục thì việc xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục có chất lượng là vô cùng quan trọng. Bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học là một yêu cầu tất yếu của công tác cán bộ. Thực hiện chủ trương này chính là để đào tạo, rèn luyện, thử thách CBQL, giáo viên dự nguồn CBQL phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng cán bộ, giúp họ trưởng thành trong công tác và cũng có nghĩa là đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Việc đưa ra các giải pháp tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trong tình hình này là rất phù hợp, có thể coi là khâu đột phá trong công tác tổ chức cán bộ, là cơ sở góp phần đổi mới công tác QLGD và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS.

1.2. Việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2010 đến nay còn có những hạn chế. Công tác quản lý cán bộ trong nguồn quy hoạch chưa đi vào nền nếp. Công tác quy hoạch gắn với bổ nhiệm cán bộ còn chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ số lượng người được quy hoạch vào các chức vụ quản lý trường học hàng năm còn thấp, trung bình chỉ chiếm từ 0,9 đến 1,2 lần số vị trí cán bộ quản lý được giao. Chưa xây dựng được Kế hoạch tổng thể về luân chuyển và bổ nhiệm CBQL theo từng giai đoạn. Số lượng CBQL được đánh giá, xem xét kỹ khi bổ nhiệm cũng như được luân chuyển còn có mặt hạn chế. Vậy thực trạng như trên cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục. Luân chuyển và bổ nhiệm CBQL chưa tốt cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục. Phối hợp thực hiện tốt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển CBQL trường học sẽ tạo nên sự chuyển biến tích cực làm thay đổi và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học của huyện.

1.3. Muốn thực hiện tốt việc bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS cần thực hiện đồng bộ 6 giải pháp sau:

- Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường học

- Qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lí trường học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các địa bàn khác nhau của huyện

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý các trường học trực thuộc huyện quản lý

- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2015-2020.

- Phát huy dân chủ trong bổ nhiệm và luân chuyển CBQL

- Có các chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

1.4. Các giải pháp tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã được thăm dò ý kiến kết quả cho thấy: Các giải pháp rất cần thiết và có tính khả thi cao. Đây chính là cơ sở, là căn cứ để chúng tôi tin tưởng và mạnh dạn đề xuất tham mưu cho các cấp chính quyền tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

- Cần phối hợp với UBND các Tỉnh để thống nhất chỉ đạo việc phân cấp trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo hướng giao quyền quản lý nhân sự cho các cơ quan quản lý giáo dục để ngành giáo dục tự chủ, chủ động trong công tác cán bộ.

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL sát với thực tiễn giáo dục địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới chương trình và sách giáo khoa.

- Chỉ đạo hệ thống các trường sư phạm các tỉnh chủ động tham gia công tác bồi dưỡng CBQL trường học, chú ý đổi mới một số khâu quan trọng như nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức thực hiện,

đánh giá kết quả để công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường học đạt được kết quả cao hơn.

2.2. Đối với UBND tỉnh và Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Ninh

- Chỉ đạo tốt việc phân cấp trong công tác cán bộ (theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP), công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học trong toàn Tỉnh.

- Có kế hoạch chiến lược về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học; quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL trường học.

- Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài chính cho giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với CBQL và giáo viên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

2.3. Đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện uỷ, phòng Nội vụ, phòng Giáo dục và Đào tạo

- Ban Thường vụ Huyện ủy cần sớm ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển CBQL các trường học thuộc huyện quản lý.

- UBND huyện quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho CBQL và giáo viên được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị để nâng cao trình độ, năng lực công tác.

- Phòng Giáo dục, phòng Nội vụ huyện cần làm tốt việc đánh giá cán bộ, tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và có sự phối hợp, thống nhất trong luân chuyển và bổ nhiệm CBQL thực hiện đầy đủ và đúng các quy trình luân chuyển CBQL.

2.4. Đối với cán bộ quản lý các trường học

- Có ý thức rèn luyện bản thân, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, năng lực, uy tín công tác. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao làm yếu tố hạt nhân trong việc tự đánh giá và đánh giá cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận; động viên, khuyến khích giáo viên phấn đấu thành CBQL.

- Chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có sự điều động, phân công công tác của cấp trên.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

2 Bộ Chính trị (1999), Quyết định số 51-QĐ-TW về việc ban hành quy chế

bổ nhiệm cán bộ.

3 Bộ GD-ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư

số 41/2010/TT-BGDĐT

4 Bộ GD&ĐT (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Mầm non (2008); Điều lệ trường tiểu học (2010); Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông nhiều cấp học (2012).

6 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ban hành quy

định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non; Thông tư số 14/2011/TT- BGDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

7 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX.

9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) 10 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình KHQL,

11 Đặng Thành Hưng (2010), "Đă ̣c điểm của quản lý giáo du ̣c và quản lý trường ho ̣c trong bối cảnh hiện đa ̣i hóa và hô ̣i nhâ ̣p”, Tạp chí khoa học

giá o dục, tháng 10/2010.

12 Đặng Thành Hưng (2010), "Bản chất của quản lí giáo dục”, Tạp chí Khoa

học giáo dục, tháng 9/2010.

13 Huyện ủy Hoành Bồ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015

14 Huyện uỷ Hoành Bồ (2014), Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh

đạo, quản lý; Quy chế quản lý tổ chức và cán bộ ban hành kèm theo Quyết định số 1797-QĐ/HU ngày 09/6/2014

15 Bùi Đức Lại (2002), "Về luân chuyển cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 10/2002.

16 Lênin. V.I toàn tập (NXB Sự thật, Hà Nội).

17 Mac. C (1996), Tư bản tập 1, NXB Sự thật - Hà Nội.

18 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19 Hồ Chí Minh (1974), Về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà Nội

20 Hoàng Phê (1992), Từ điển Tiếng Việt, NXB GD Hà Nội

21 Tập bài giảng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ của Đảng của học viện chính trị - hành chính khu vực I (năm 2013)

22 Trần Quốc Thành (2005), Khoa học quản lý đại cương, Đề cương bài giảng dành cho học viên cao học chuyên ngành QLGD.

23 Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định về việc ban hành qui chế bổ nhiệm lại luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo

24 Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục,

Đề cương bài giảng dành cho học viên cao học chuyên ngành QLGD

25 Tỉnh ủy Quảng Ninh, văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

lần thứ XIII, tháng 9/2010

26 Trường CBQL GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng CBQL Giáo dục và Đào tạo,

27 Từ điển Tiếng Việt (1988), NXB khoa học xã hội Hà Nội 28 Từ điển Tiếng Việt (1994), NXB GD Hà Nội

29 Nguyễn Duy Việt (2002), "Luân chuyển cán bô ̣ trong hoàn cảnh hiê ̣n nay", Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 7/2002.

PHỤ LỤC

CÁC MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Mẫu phiếu số 01

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

VỀ THỰC TRẠNG VIỆC LUÂN CHUYỂN CBQL TRƯỜNG HỌC (Dành cho giáo viên các trường học)

Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về thực trạng công tác luân chuyển CBQL trường học thuộc huyện, hiện nay bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

1. Đơn vị của đồng chí đã thực hiện việc luân chuyển CBQL trường học? - Đã thực hiện - Chưa thực hiện

Nếu đơn vị đồng chí chưa thực hiện việc luân chuyển CBQL trường học vì lý do gì ?

- Chưa xây dựng được Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt - Vì việc luân chuyển CBQL không có tác dụng gì

- Các lý do khác: (có thể trình bày một vài dòng về lý do khác)

... 2. Theo đồng chí, việc luân chuyển CBQL trường học có tác dụng như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý?

- Tốt:

- Bình thường: - Không tốt

3. Theo đồng chí, việc luân chuyển CBQL trường học có tác dụng như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL?

- Tốt:

- Bình thường: - Không tốt

4. Đồng chí có đề xuất ý kiến về việc luân chuyển CBQL trường học: (có thể ghi tóm tắt ý kiến một vài dòng)?

Mẫu phiếu số 02

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

VỀ THỰC TRẠNG VIỆC LUÂN CHUYỂN CBQL TRƯỜNG HỌC (Dành cho cán bộ quản lý trường học)

Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về thực trạng công tác luân chuyển CBQL trường học hiện nay bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp?

1. Đơn vị của đồng chí đã thực hiện việc luân chuyển CBQL trường học chưa? - Đã thực hiện

- Chưa thực hiện

2. Bản thân đồng chí đã được luân chuyển lần nào chưa ? - Đã luân chuyển

- Chưa luân chuyển

3. Theo đồng chí việc luân chuyển CBQL trường học có tác dụng như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học? - Tốt:

- Bình thường: - Không tốt

4. Theo đồng chí việc luân chuyển CBQL trường học có tác dụng như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ?

- Tốt:

- Bình thường: - Không tốt

5. Đồng chí có đề xuất ý kiến gì về việc luân chuyển CBQL trường học?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2020​ (Trang 106 - 121)