Chƣơng 4 : MÔ PHỎNG MPLS-TE VÀ ĐÁNH GIÁ
4.2 Nội dung và kết quả mô phỏng
4.2.7 Mô phỏng khôi phục đƣờng theo cơ chế Simple-Dynamic
4.2.7.1 Mô hình
Như mô hình bài trước ở mục 4.2.4.1.
4.2.7.2 Thực hiện và kết quả
Thực hiện mô phỏng với lịch trình quy định trong script mô phỏng:
Đường làm việc: ER=1_3_5_7_9
Thời điểm 0,5s : Luồng 1 (src1 – sink1) bắt đầu truyền trên đường làm việc
Thời điểm 2,0s : Kết nối giữa LSR5-LSR7 bị đứt, đến 3,5s thì khôi phục.
Thời điểm 5,0s : Luồng 1 ngưng truyền.
Kết quả truyền luồng: Truyền 750 gói, mất 66 gói, tỉ lệ mất gói: 8,8%
Hình 68: Kết quả băng thông nhận được ở bài 7
4.2.7.3 Nhận xét
Cơ chế Simple-Dynamic thuộc loại sửa chữa cục bộ, có thể dùng cho bảo vệ liên kết hoặc bảo vệ nút. Kết quả trực quan trong cửa sổ NAM (hình 71) cho thấy khi kết nối LSR5-LSR7 bị đứt, LSR5 tự động định tuyến và báo hiệu thiết lập LSP_9999 ngắn nhất nối giữa LSR5 và Egress, ở đây là LSR9 (đi theo đường 5_6_8_9). Trong thời gian chờ thiết lập tuyến “đường tránh” LSP_9999, các gói trên đường làm việc bị mất.
4.3 Tổng kết chƣơng
Trong chương này, học viên báo cáo các bài mô phỏng đã thực hiện để làm rõ cơ chế thực hiện kỹ thuật lưu lượng của MPLS. Các vấn đề bảo vệ khôi phục đường - một trong những nhiệm vụ của kỹ thuật lưu lượng cũng được minh họa trong một số ví dụ. Các bài trong phần thực hành này được thực hiện với phần mềm nguồn mở NS-2. Các file OTcl Scripts thực hiện các bài mô phỏng trình bày trong phần phụ lục của luận văn này.
KẾT LUẬN
Hiện nay MPLS là một giải pháp hàng đầu để giải quyết nhiều vấn đề trong mạng như: tốc độ, khả năng mở rộng mạng, quản lý QoS và điều phối luu lượng. MPLS là một công nghệ kết hợp tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 và chuyển mạch lớp 2 cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi và định tuyến tốt ở mạng biên bằng cách dựa vào nhãn.
Luận văn đã trình bày được những khái niệm cơ sở sử dụng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức, từ đó nghiên cứu những nguyên lý hoạt động cơ bản của MPLS và khả năng thực hiện kỹ thuật lưu lượng của nó. Bài toán cơ bản của kỹ thuật lưu lượng trong MPLS là làm thế nào để ánh xạ đồ hình nghiệm suy (induced graph) lên trên topology vật lý của mạng một cách hiệu quả nhất, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, chống tắc nghẽn và tăng cường QoS. Đặc biệt, đề tài tập trung nhiều vào các khía cạnh như:
Các yêu cầu của kỹ thuật lưu lượng trong chuyển mạch nhãn đa giao thức.
Các cơ chế bảo vệ và khôi phục lưu lượng sử dụng trong MPLS.
Xây dựng các kịch bản mô phỏng từ các khái niệm ban đầu đến các cơ chế được áp dụng trong kỹ thuật lưu lượng nhằm đưa ra các đánh giá dựa trên các số liệu cụ thể. Điều này đặc biệt hữu ích khi học viên chưa có điều kiện để tiếp cận và kiểm chứng trên hệ thống mạng trục IP/MPLS thực đang hoạt động.
Tuy nhiên, kỹ thuật lưu lượng là một lĩnh vực rộng, đây cũng là bài toán khó đặt ra cho bất kỳ một công nghệ truyền dẫn hoặc chuyển mạch mới nào. Vì những lý do khách quan và chủ quan, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, cụ thể là:
Một số khái niệm, thuật ngữ mới chưa được thống nhất khi dịch thuật.
Chưa đề cập nhiều đến quản lý QoS, Diffserv trong MPLS.
Chưa đề cập sâu đến ứng dụng MPLS trong mạng riêng ảo (VPN) là một trong những công nghệ đang được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống mạng hiện nay.
Phần mềm mô phỏng mạng NS-2 rất khó can thiệp một cách đầy đủ mà thường chỉ kế thừa, sử dụng tập lệnh và các module của nó cung cấp. Vì vậy NS-2 chưa mô phỏng đầy đủ các hoạt động của một thiết bị thật sự, do đó các số liệu kết quả thu được chỉ có độ tin cậy tương đối.
Qua đề tài này, học viên mong muốn nắm bắt được nền tảng kiến thức về công nghệ MPLS, đặc biệt là ứng dụng của nó trong lĩnh vực kỹ thuật lưu lượng. Hiện tại, MPLS vẫn thuộc loại chuyển mạch điện. Tuy nhiên, hướng phát triển tiếp theo của MPLS là GMPLS (Generalized MPLS), trong đó áp dụng ý tưởng chuyển mạch nhãn vào chuyển mạch quang, xem các bước sóng quang như là nhãn. Công nghệ mới luôn luôn phát triển không ngừng và có tính kế thừa, vì vậy việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức để làm chủ thiết bị mạng lưới là hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luc De Ghein (CiscoPress 2006), MPLS Fundamentals
[2] David McDysan, Dave Paw - McGrawHill (2002), ATM & MPLS: Theory and Application
[3] Eric Osborne, Ajay Simha (CiscoPress 2002), Traffic Engineering with MPLS
[4] Student Book - CiscoPress (2001), MPLS Traffic Engineering Technology
[5] Johan Martin - University of Oslo (2005), MPLS Based Recovery Mechanisms
[6] RFC 3031: Multiprotocol Label Switching Architecture
[7] John Evans, Clarence Filsfils (Morgan Kaufmann (2007)"Deploying IP and MPLS QoS for Multiservice Networks: Theory and Practice"
[8] The NS Manual (VINT Project 05/2007)
[9] Website: http://nsnam.isi.edu/nsnam
[10] Website:http://w4.siemens.de/ct/en/technologies/ic/beispiele/mpls