Cấu trúc của LER và transit-LSR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật lưu lượng trong mạng chuyển dịch nhãn đa giao thức (Trang 26 - 27)

Mặt phẳng điều khiển còn có chức năng báo hiệu MPLS dùng để giao tiếp với các LSR khác bằng một giao thức phân phối nhãn. Kết quả là một cơ sở thông tin nhãn LIB (Label Information Base) gồm các thông tin liên quan đến các gán kết nhãn đã được thương lượng với các router MPLS khác. Thành phần báo hiệu MPLS nhận thông tin từ chức năng định tuyến IP và LIB để xây dựng cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn LFIB (Label Forwarding Information

Base) trong mặt phẳng chuyển tiếp. Một LER có thể có thể chuyển tiếp các gói IP, gắn nhãn vào gói (label push), hoặc gỡ nhãn ra khỏi gói (label pop), trong khi đó một transit-LSR chỉ có khả năng chuyển tiếp gói có nhãn, thêm hoặc bỏ bớt nhãn.

1.4.2 Mặt phẳng chuyển tiếp (mặt phẳng dữ liệu)

Mặt phẳng chuyển tiếp MPLS chịu trách nhiệm chuyển tiếp dữ liệu của user. Nó sử dụng cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn LFIB để thực hiện chuyển tiếp các gói có gắn nhãn căn cứ vào giá trị của nhãn nằm trên đỉnh chồng nhãn.

1.4.2.1 Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn LFIB

Trong mạng IP, quyết định chuyển tiếp gói được xác lập bằng cách thực hiện tra cứu địa chỉ đích trong bảng FIB để xác định chặng kế và giao diện ra. Trong mạng MPLS, mỗi LSR duy trì một bảng LFIB riêng rẽ và tách biệt với FIB. Bảng LFIB có hai loại mục nhập là ILM (incoming label map) và FTN (FEC-to-NHLFE). NHLFE là mục nhập phụ chứa các trường như địa chỉ chặng kế, các tác vụ chồng nhãn, giao diện ra và thông tin header lớp 2. ILM ánh xạ một nhãn đến một hoặc nhiều NHLFE. Nhãn trong gói đến sẽ dùng để chọn ra một mục nhập ILM cụ thể nhằm xác định NHLFE. Còn FTN ánh xạ mỗi FEC vào một hoặc nhiều NHLFE. Nhờ các mục nhập FTN, gói chưa có nhãn được chuyển thành gói có nhãn[1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật lưu lượng trong mạng chuyển dịch nhãn đa giao thức (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)