7. Kết cấu luận văn
1.3 Chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Để đánh giá chất lượng cho vay KHCN tại NHTM, cách tốt nhất đó là thực hiện điều tra khảo sát lấy ý kiến của KHCN thông qua các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của KHCN khi sử dụng sản phẩm cho vay của NHTM.
Một số chỉ tiêu thực hiện khảo sát như: Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm đang sử dụng tại NHTM; KHCN cảm thấy như nào về chính sách cho vay NHTM đang sử dụng, KHCN cảm thấy mức lãi suất đang được áp dụng tại NHTM có hợp lý không; hoặc chất lượng phục vụ của cán bộ NHTM có nhiệt
tình không, từ khâu tiếp đón đến khi giải ngân và quyết toán, thái độ phục vụ khách hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ NHTM, khi hài lòng về sản phẩm tại NHTM thì khách hàng có giới thiệu với người thân, bạn bè sử dụng dịch vụ của NHTM không?... Ngoài ra, các yếu tố như văn bản giấy tờ thủ tục vay, thời gian chờ đợi của KHCN để được sử dụng vốn vay cũng ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng cho vay của NH và cũng cần được xin ý kiến đánh giá của KHCN để chất lượng cho vay được hoàn thiện.
Một khoản cho vay được khách hàng cá nhân đánh giá là tốt khi nó thoả mãn được nhu cầu của họ. Mức độ thoả mãn của khách hàng thể hiện ở chỗ khoản tín dụng đó được cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của họ với lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, các thủ tục vay vốn được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
(1) Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân
Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tích lũy qua các thời kỳ, đó là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho khách hàng cá nhân vay nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh tính đến một thời điể m cụ thể. Ngân hàng tính lãi cho vay dựa trên dư nợ cho vay đến thời kỳ tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứ không phải là doanh số cho vay trong kỳ đó.
Dƣ nợ cho vay KHCN năm t = Dƣ nợ cho vay KHCN năm t-1 + Doanh số cho vay năm t - Doanh số thu nợ năm t
Dư nợ cho vay KHCN thể hiện quy mô, vị thế và uy tín của ngân hàng vì đó chính là các yếu tố mở rộng và phát triển quy mô tín dụng. Dư nợ càng cao chứng tỏ quy mô ngân hàng lớn vì ngân hàng có quy mô lớn mới có cơ hội mở rộng quy mô tín dụng. Ngược lại tổng dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng quy mô còn nhỏ, khả năng mở rộng khách hàng thấp. Tất nhiên, các khoản cho vay này phải được xác định trên căn cứ của các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, bởi nếu quy mô
dư nợ cho vay KHCN lớn, song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu và nợ quá hạn, thì việc mở rộng quy mô cho vay lại gây bất lợi cho ngân hàng
Chỉ tiêu dư nợ KHCN thường không phản ánh đúng và đủ chất lượng cho vay. Thông thương khi có khách hàng thì ngân hàng cho vay sẽ làm quy mô tín dụng tăng nhưng chất lượng cho vay sẽ chỉ thể hiện là tốt khi khoản vay kết thúc mà không gặp các vấn đề rủi ro. Tuy nhiên nếu tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng cho vay.
Chênh lệch qua các năm của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân được thể hiện về mặt tuyệt đối và tương đối giữa năm này so với năm trước như sau:
Chênh lệch tuyệt đối = Dƣ nợ cho vay KHCN kỳ này - Dƣ nợ cho vay KHCN kỳ trƣớc Chênh lệch tƣơng đối (%) =
(Dƣ nợ năm nay – Dƣ nợ năm trƣớc)
x 100% Dƣ nợ năm trƣớc
Chênh lệch tuyệt đối phản ánh quy mô tăng hay giảm của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân kỳ này so với kỳ trước. Khi chênh lệch này tăng lên qua các năm chứng tỏ số tiền ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay nhiều hơn, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được tăng cường và mở rộng. Ngược lại, nếu chênh lệch giảm chứng tỏ ngân hàng đang giảm thiểu và thu hẹp dần hoạt động cho vay này.
Chênh lệch tương đối phản ánh tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay khách hàng cá nhân qua các năm. Nếu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng tăng thu nhập. Thường thì lãi thu được từ cho vay là bằng tích giữa lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, dư nợ cho vay. Vì vậy, nếu dư nợ cho vay càng cao thì lợi nhuận mà ngân hàng thu được càng lớn.
(2) Chỉ tiêu tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN
Ngoài ra, một chỉ tiêu mà ngân hàng cũng cần xem xét đến là dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng quan tâm đến
việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân khiến hoạt động này phát triển mạnh mẽ và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Tỷ trọng dƣ nợ cho
vay KHCN (%) =
Dƣ nợ cho vay KHCN
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay
Có 2 nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng: Thứ nhất, do dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng nhiều hơn so với mức tăng của tổng dư nợ cho vay. Điều này thể hiện chính sách mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.
Thứ hai, do dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không tăng thậm chí còn giảm, nhưng mức giảm của tổng dư nợ cho vay lại nhiều hơn. Trường hợp này nghĩa là trong tình trạng thu hẹp cho vay chung của ngân hàng thì cho vay khách hàng cá nhân vẫn duy trì ở mức khả quan.
Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng cho vay khách hàng cá nhân càng cao bởi vì đằng sau những khoản cho vay đó còn có những rủi ro mà ngân hàng luôn phải phòng ngừa và gánh chịu.
(3) Chỉ tiêu về cơ cấu dƣ nợ cho vay KHCH
Dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là một trong
những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của KHCN khi KHCNkhông thể trả được nợ. Căn cứ vào giá trị của TSĐB mà KHCN đưa ra, NHTM sẽ xác định lượng vốn có thể cho vay tối đa. Một NHTM có tỷ lệ cho vay có TSĐB cao chứng tỏ các khoản cho vay của NHTM đó luôn được đảm bảo và có chất lượng tốt. Tỉ lệ này cao hay thấp một phần phụ thuộc vào chính sách của NHNN và của NHTM trong từng thời kỳ.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay KHCN có TSBĐ (%) =
Dƣ nợ cho vay KHCN có TSBĐ
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn và theo sản phẩm: Chỉ tiêu này cho biết
hiện tại cũng nhưng xu hướng của NHTM đang tập trung vào những loại hình cho vay nào, ngắn hạn sản xuất kinh doanh hay trung, dài hạn mua nhà, ô tô.
Điều đó cho thấy mức độ đa dạng của các loại hình vay, lựa chọn vay đến với KHCN. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn/ sản phẩm (%) =
Dƣ nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn i/
sản phẩm i x 100%
Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Trong đó: Kỳ hạn bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Sản phẩm gồm danh mục các loại hình sản phẩm mà NHTM cho KHCN cá nhân vay, như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, cho vay mua BĐS, cho vay tiêu dùng…
Căn cứ vào đối tượng cho vay, NHTM triển khai các gói sản phẩm cho vay đối với KHCN, từ đó khai thác và đáp ứng được nhu cầu của KHCN. Hơn hết, việc triển khai các gói sản phẩm vay với kỳ hạn hợp lý để tránh những rủi ro có thể xảy đến đối với ngân hàng.
(4) Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu
Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu phản ánh chất lượng của khoản cho vay KHCN, khả năng thu hồi nợ đúng hạn, đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng. Đây là những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá chất lượng cho vay KHCN. Nếu các tỷ lệ này ở mức cao biểu hiện chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng thấp, rủi ro lớn vì số lượng lớn nợ không được hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Như thế không hoàn toàn là dư nợ cho vay KHCN càng cao thì càng tốt bởi điều đó còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác như việc quản lý và chất lượng các khoản khoản cho vay đó.
Chất lượng cho vay KHCN cao không đồng nghĩa với việc chất lượng cho vay chung của Ngân hàng đó tốt và ngược lại. Thông thường, đây chỉ là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá việc cho vay KHCN có đem lại rủi ro cho Ngân hàng hay không; từ đó các Ngân hàng sẽ có các giải pháp đảm bảo an toàn kịp thời và phù hợp.
Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói
riêng, nhằm phản ánh những khoản cho vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ trên thấp chứng tỏ tình hình cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng là tốt, hầu hết các khoản cho vay khách hàng cá nhân đều sinh lãi và có khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản nợ quá hạn gây ra.
Để đánh giá chính xác và thực tế hơn về nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân, ta xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng nợ quá hạn cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn
(%) =
Nợ quá hạn cho vay KHCN
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Tỷ trọng nợ quá hạn cho vay KHCN trên tổng nợ quá hạn (%)
=
Nợ quá hạn cho vay KHCN
x 100% Tổng nợ quá hạn
Nếu tỷ trọng này cao chứng tỏ chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng còn nhiều yếu kém. Một phần là do công tác thẩm định không nghiêm ngặt, phần khác là do ngân hàng không kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay khách hàng cá nhân dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng, cụ thể chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Nợ xấu cho vay KHCN
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay KHCN. Thường các khoản nợ xày được xử lý bằng cách trích lập dự phòng để xóa nợ. Khoản dự phòng này được tính
toán dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoảng vay được đảm bảo hay không. Nếu chỉ tiêu này càng thấp thể hiện chất lượng cho vay KHCN ngày càng được nâng cao, rủi ro các khoản cho vay khách hàng cá nhân ngày càng giảm.
Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay KHCN (%) =
Nợ xấu cho vay KHCN
x 100% Nợ quá hạn cho vay KHCN
Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng là nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng là nợ xấy. Tỷ lệ này còn cho biết được khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là cao hay thấp
Cả bốn chỉ tiêu trên đều giúp Ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay. Do vậy, giải quyết nợ quá hạn và nợ xấu là mối quan tâm quan trọng của tất cả các Ngân hàng. Vì vậy, các Ngân hàng ngay từ đầu phải có chính sách đầu tư, chính sách khách hàng, quy chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và có các biện pháp xử lý nợ quá hạn và nợ xấu một cách triệt để và hiệu quả.
(5) Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của một khoản vay. Thu nhập phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lãi suất cho vay là nhân tố quyết định đầu tiên đến lợi nhuận đạt được. Khoản cho vay với lãi suất cao thì thu lãi của Ngân hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên, lãi vay cũng phải mang tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác.
Thu nhập từ lãi cho vay = Dƣ nợ cho vay x Lãi suất cho vay x Thời hạn cho vay
Dư nợ cho vay tăng sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng tăng thêm thu nhập. Với khách hàng cá nhân, món vay thường có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với món vay của các doanh nghiệp nhưng quy mô các khoản vay lại lớn chính là yếu tố quan trọng để dư nợ cho vay tăng lên, thể hiện tính hiệu quả trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng.
Do vậy, cần xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập từ lãi trong cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này cho biết một
đồng vốn cho vay khách hàng cá nhân bình quân thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ lãi cho Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay cũng như mức độ sinh lời của khoản vay.
Tỷ lệ thu nhập từ lãi cho vay KHCN trên tổng dƣ nợ (%) =
Thu nhập từ lãi cho vay KHCN
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Bên cạnh đó, để đánh giá chính xác hơn về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân thì cần xem xét đến chỉ tiêu thu nhập từ lãi cho vay khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập từ lãi cho cho vay của Ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao thì chứng tỏ thu nhập từ lãi cho vay khách hàng cá nhân đóng góp vào tổng thu nhập từ lãi của Ngân hàng càng lớn, cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra chính sách nhằm thu hút thêm các khách hàng mới, đồng thời nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay
Tỷ lệ thu nhập từ lãi cho
vay KHCN (%) =
Thu nhập từ lãi cho vay KHCN
x 100% Tổng thu nhập từ lãi
Như vậy mỗi chỉ tiêu đều có những ý nghĩa riêng, tùy vào điều kiện cụ thể mà các Ngân hàng có thể sử dụng và kết hợp các chỉ tiêu khác nhau để đưa ra những kết quả đánh giá chất lượng một cách chính xác và khách quan nhất.