Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân yên 2 (Trang 36 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

(1) Một là định hướng phát triển của Ngân hàng

Là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Nên trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thì các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dung, vay sản xuất kinh doanh cũng sẽ không được quan tâm và đáp ứng. Ngược lại nếu ngân hàng muốn phá triển hoạt động cho vay này thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút nhiều hơn các khách hàng cá

nhân có nhu cầu vay vốn. Và khi đó cung cầu sẽ có điểu kiện thuận lợi để gặp nhau.

(2) Hai là chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Thông thường, chính sách cho vay có các khoản mục như hạn mức cho vay, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản bảo đảm, kỳ hạn của các khoản cho vay, hướng giải quyết phần cho vay vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ,.... Chính sách cho vay vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng về những căn cứ để xem xét các nhu cầu vay vốn. Vì vậy, những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Do tính chất cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì một chính sách cho vay hợp lý là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng hiệu quả. Ngân hàng càng đa dạng hóa các mức lãi suất cho vay phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay.

(3) Phẩm chất và trình độ cán bộ

Trong hoạt động tín dụng, nếu chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện thẩm định yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng thì rủi ro tín dụng phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng thể hiện năng lực quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm. Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, vì tư lợi có thể làm sai lệch hồ sơ xin cấp tín dụng hoặc bỏ qua, xem nhẹ các quy định cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng cũng chính là nguyên nhân gây nên RRTD cho ngân hàng dẫn đến chất lượng tín dụng kém.

Trong hoạt động tín dụng, nếu chất lượng nguồn nhân lực yếu kém, không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện thẩm định yêu cầu cấp tín dụng của khách hàng thì RRTD phát sinh là điều không thể tránh khỏi làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Điều này cũng thể hiện năng lực quản trị của mỗi ngân hàng chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cán bộ tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm. Cán bộ tín dụng thiếu đạo đức nghề nghiệp, vì tư lợi có thể làm sai lệch hồ sơ xin cấp tín dụng hoặc bỏ qua, xem nhẹ các quy định cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng cũng chính là nguyên nhân gây nên hiệu quả tín dụng kém cho ngân hàng. Thêm vào đó hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém sẽ dẫn đến không phát hiện các sai sót và vi phạm gây ra tình trạng chất lượng tín dụng không tốt

(5) Công nghệ ngân hàng

Những hạn chế của Hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến việc quyết định mô hình, quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như việc xây dựng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển và chất lượng hoạt động tín dụng đối với ngân hàng hiện đại.

1.4.2 Các yếu tố khách quan

(1) Yếu tố khách hàng

- Tư cách đạo đức, nhân thân của khách hàng:

Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định, tính cách của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua những kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai. Thực tế kinh doanh đã cho thấy, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay đổi sau khi món vay được thực hiện. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thông qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không đúng đối tượng kinh doanh, phương án kinh doanh… Việc khách hàng gian lận

tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng và gây ra giảm sút hiệu quả tín dụng.

- Khả năng tài chính khách hàng

Chất lượng cho vay KHCN phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người vay. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, kinh nghiệm thực tế… thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

(2) Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định là điều kiện để đất nước phát triển, tăng cường giao thương buôn bán, nâng cao đời sống người dân, tăng nhu cầu tiêu dùng toàn xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu vốn, cơ sở phát triển dịch vụ tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Chu kỳ kinh tế: Tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay, đồng thời, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Trường hợp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng được cấp tín dụng.

Tương tự như tăng trưởng GDP, lạm phát cũng có tác động lớn đến hoạt động tín dụng tại NHTM: lạm phát cao được biết đến như là một trong những yếu tố gây ra khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế, trong lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ thường xuyên xảy ra, gây nên sự mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông rối loạn. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh cũng như thu nhập của các thành phần tham gia vào nền kinh tế dẫn đến không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,

các thành phần tham gia vào nền kinh tế có thể mất khả năng thanh toán, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư

Môi trường chính trị đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xẩy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, xung đột đảng phái, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi công… có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hoá đình trệ…). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay.

(3) Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố quyết định đến định hướng kinh doanh mở rộng hay thu hẹp thị phần của một ngân hàng khi tham gia vào hoạt động cho vay. Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàng cung cấp dịch vụ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phí lại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động và ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Nhưng khi nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần phát triển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ.

Môi trường cạnh tranh cũng là nhân tố quan trọng có tác động rất lớn đến sự phát triển cho vay của ngân hàng nói chung và dịch vụ tín dụng nói riêng. Nếu ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh sẽ có thế mạnh trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng.

(4) Môi trường pháp lý

Với môi trường pháp lý cụ thể, rõ ràng, các luật và văn bản dưới luật được ban hành một cách đồng bộ và kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Với hệ thống văn bản pháp luật không rõ ràng, nhất quán có thể gây khó khăn cho Ngân hàng hoặc các quy định thiếu chặt chẽ có thể tạo ra kẽ hở để các bên trục lợi. Việc thay đổi các chính sách cũng có thể là một nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Bởi vì cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu đột ngột thay đổi, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến giảm sút lợi nhuận của các khách hàng vay vốn ngân hàng, từ đó gây khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tân yên 2 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)