Các cổng quang kết nối quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP,WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của việt nam (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 2 : CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG

3.1 Phân tích hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam

3.1.2.3 Các cổng quang kết nối quốc tế

Việt nam đang có nhiều tuyến quang kết nối đi quốc tế, các cổng này chủ yếu kết nối với các tuyến cáp quang biển đặt tại Đà Nẵng và Vũng Tàu.

- Tuyến cáp quang biển SMW3 (công nghệ SDH) từ Việt Nam đi Hồng Công, có dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác từ tháng 9-1999, kết nối VN với gần 40 nước Á - Âu và có hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Đà Nẵng. - Tuyến TVH (Thái Lan - Việt Nam - Hồng Kông), sử dụng công ngệ PDH, có

dung lượng mỗi hướng 560Mb/s và có hệ thống cập bờ tại Vũng Tàu (khai thác từ tháng 11/1995), với tổng chiều dài là 3373km, kết nối với Thái Lan và Hồng Kông, có dung lượng 560Mps và kết nối tiếp đi hơn 30 hướng trên thế giới. - Tuyến CSC được đưa vào khai thác năm 2001, kết nối Trung Quốc, VN, Lào,

Thái Lan, Malaysia, Singapore với tốc độ hiện tại 2,5Gbs, khai thác vào tháng 6/2006. Tỷ lệ dung lượng khai thác trên CSC so với tổng dung lượng quốc tế đang khai thác của VNPT là 10% và đang được nâng cấp lên 10Gbs.

- Tuyến PnomPenh – Thành phố Hồ Chí Minh STM-1 (155Mb/s), thuộc tuyến cáp quang đất liền. Chủ yếu trao đổi thông tin giữa các quốc gia láng giềng Lào, Campuchia.

- Tuyến cáp quang treo của EVN Telecom, nối liền Việt Nam và Trung Quốc có dung lượng 5G. Đồng thời, EVN cũng đang xây dựng 2 tuyến cáp sang Trung Quốc đi qua Lào Cai và Hà Giang, đều chạy trên đường điện. Chỉ đến tháng 7, hoặc tháng 8/2007, hai tuyến này sẽ được hoàn thành. Bên cạnh đó, EVN cũng đầu tư dự án cáp biển cập bờ Liên Á (VN cập tại Vũng Tàu) tại Singapore, Hồng Kông, Philippin và Nhật Bản có dung lượng 5G, hoàn thành vào quý 4/2008.

Hiện tại, hai hệ thống TVH và SMW3 là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của VN ra thế giới, truyền các tín hiệu thoại, fax, truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của VN. Hiện nay, gần 90% dung lượng thông tin liên lạc với quốc tế đều đi qua hai hệ thống cáp này.

Ngoài ra, để đáp ứng cho tương lai, VNPT đang tính đến việc xây dựng cáp quang mới, ngoài tuyến AAG đi Mỹ đang triển khai (Dài 20.000 km - Dung lượng 1.92 Tbps), dự án xây dựng tuyến cáp 10 Gbps qua cửa khẩu Hữu nghị đi Trung Quốc với đối tác China Netcom cũng đang được xúc tiến. Hiện tại, VTI đang tiến hành đàm phán với đối tác này, dự kiến ký MOU trong tháng 6 năm nay. Tháng 8 năm nay, VTI cũng sẽ triển khai lắp đặt thiết bị và hoàn thành trong quý 4/2007.

Hình 3.4 : Tuyến cáp quang SMW3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP,WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)