Phân tích và lựa chọn giải pháp áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP,WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của việt nam (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 2 : CÁC GIẢI PHÁP TÍCH HỢP IP TRÊN QUANG

3.2 Giải pháp ứng dụng tích hợp IP trên quang vào mạng viễn thông đường

3.2.2.2 Phân tích và lựa chọn giải pháp áp dụng

1. Xây dựng mạng toàn quang dựa trên hạ tầng chuyển mạch quang tiên tiến (OPS, OBS, OLS và WDM) :

- Mạng truyền tải quang sẽ đáp ứng được sự bùng nổ nhu cầu dịch vụ (lưu lượng truyền tải) trên mạng, vì dung lượng truyền tải của mạng này cỡ Terabit/s. - Cung cấp kết nối dung lượng cao giữa người sử dụng kết cuối đến kết cuối một

cách linh hoạt và tự động - thích hợp với bản chất mẫu lưu lượng số liệu thay đổi như ngày nay.

- Chức năng bảo vệ và khôi phục được thực hiện tự động qua giao thức báo hiệu/điều khiển và định tuyến quang (ví dụ GMPLS) - đảm bảo chất lượng dịch vụ rất cao cho khách hàng trước mọi sự cố trong mạng.

- Giá thành linh kiện, thiết bị và hệ thống chuyển mạch quang không ngừng giảm trong những năm qua , giảm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí thay thế và nâng cấp hệ thống; cuối cùng giảm được giá thành dịch vụ.

- Hiện hạ tầng chuyển mạch quang được xem là đích hướng tới cuối cùng cho đến nay của mạng truyền tải.

Phương án này còn rất lâu nữa mới đạt được, nhưng sẽ là mục tiêu tiến tới của mạng viễn thông đường trục.

2. Quản lý hướng tới mô hình mạng đồng cấp ASON sử dụng GMPLS :

- Các thiết bị định tuyến có thể giám sát và yêu cầu tài nguyên ở lớp mạng quang cho các kết nối khi cấu hình động, dễ dàng linh hoạt lưu lượng mạng và nhanh chóng khắc phục sự cố, đảm bảo tốt chất lượng mạng (không có hiện tượng gián đoạn tuyến).

- Công nghệ này có thể giám sát tài nguyên mạng gồm gói, kênh TDM, bước sóng quang và cả sợi quang.

- Cung cấp và giải phóng kết nối tự động và nhanh chóng nhờ trao đổi các bản tin báo hiệu và điều khiển giữa các nút mạng, giảm chi phí lao động nhân công.

- Phù hợp với đặc thù của mạng TCT ở đó các POP được đặt cách xa nhau, lưu lượng giữa các hướng kết nối và trình độ đội ngũ kỹ thuật chưa đồng đều. Do đó, hệ thống quản lý điều khiển này sẽ khắc phục được những nhược điểm đó.

3. Kết nối nội đài giữa các cặp bộ định tuyến ở 2 mặt sử dụng giải pháp 10 Gbit Ethernet ở những nơi khoảng cách lớn hơn 100 m.

Hình 3.24 : Cấu trúc mạng trục mục tiêu sau năm 2010 của VNPT.

HNI HPG HCM CTO DNG Router OXC

Giải pháp POP-trục

Hình 3.25 : Giải pháp điểm truy nhập trục sau năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ tích hợp IP trên quang (IP,WDM) và ứng dụng cho mạng viễn thông đường trục của việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)