đầu và đạt 93,94 g/con/ngày ở tuần thứ 6. Qua đây cho thấy gà thịt broiler có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
Ngược lại với sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối (%) của gà lại giảm dần qua các tuần tuổi, cụ thể như sau: 129,86% ở tuần đầu giảm còn 28,56% tuần cuối cùng, tuân theo đúng quy luật của vật nuôi.
Bảng 4.5. Khả năng sinh trưởng của gà broiler Ngày Ngày
tuổi
Sinh trưởng tích lũy (g) Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) Sinh trưởng tương đối (%) 0 41,34 7 194,41 21,87 129,86 14 487,61 41,89 85,98 21 891,93 57,76 58,62 28 1384,09 70,31 43,25 35 1973,56 84,21 35,11 42 2631,13 93,94 28,56
4.5. Kết quả chuẩn đoán và điều trị bệnh trên gà 4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho gà 4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho gà
Trong quá trình chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị… Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu hiện triệu chứng của bệnh chúng em tiến hành nhặt ra một ô riêng để chẩn đoán và điều trị. Kết quả chẩn đoán bệnh được thể hiện như sau:
* Bệnh CRD (hen gà)
- Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh
như viêm phổi - màng phổi (PPLO), nhưng phổ biến là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim ở các lứa tuổi khác nhau.
Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD không cao, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB…). Bệnh làm giảm năng suất chăn nuôi, thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
- Triệu chứng: Gà thở khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi. Ở gà tây,
xoang mặt, xoang mắt thường bị sưng lên. Khi mổ khám bệnh tích trên gà, khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.
Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các giai đoạn khác của gà do phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli (Còn gọi là thể kết hợp E.coli - CRD(C-CRD)) với các triệu chứng: Giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.
- Điều trị: Doxycure + Macrotil dùng trong 3 - 5 ngày, kết hợp các
thuốc điện giải và bổ gan thận
* Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra.
Đây là những ký sinh trùng nội bào bắt buộc với vòng đời phức tạp bao gồm cả giai đoạn hữu tính và vô tính. Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng đến ruột gây viêm ruột hoại tử và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Triệu chứng:Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc. Bệnh cầu trùng ở manh tràng, thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi. Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân sáp hoặc có máu tươi.
Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.
- Bệnh tích: Bệnh cầu trùng manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai
manh tràng sưng to.
Bệnh cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và có màu đỏ sậm.
-Điều trị: Bằng Centre- dicox, dùng 3 - 5 ngày
Bổ sung gluco K.C, vitamin K, bổ gan thận.