STT Công việc Số lượng
(số lần/tuần) Thực hiện được (số lần/tuần) Tỷ lệ đạt (%)
1 Cho gà ăn hàng ngày 14 14 100
2 Vệ sinh máng ăn 7 7 100
3 Vệ sinh cốc nước uống 7 7 100
4 Đảo trấu 7 7 100
5 Cân trọng lượng gà 1 1 100
Trong thời gian làm việc tại trại em luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ giấc. Một ngày được chia làm 2 lần cho ăn, sáng 1 lần và chiều 1 lần đảm bảo đủ khẩu phần ăn. Tổng cộng trong một tuần đã thực hiện được 14 lần cho ăn đạt tỷ lệ 100% số lần phải cho ăn trong tuần. Vệ sinh máng ăn và cốc uống nước hàng ngày
cho gà để đảm bảo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh tật, công việc này được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng, trước khi thay máng cám và máng uống nước, tỷ lệ thực hiện công việc này là 100% so công việc được giao. Để kiểm tra tăng trọng gà hàng tuần, tiến hành cân vào thời điểm 7, 14, 21 ...ngày tuổi, số lần tham gia cân gà theo từng tuần đều đạt tỷ lệ 100%.
4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn gà
4.2.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh sát trùng
Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày và trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện được 100% khối lượng công việc.
Ngoài ra, em còn được phân công đi đóng vôi và phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 1 lần/tuần bằng thuốc sát trùng idophor. Với tỷ lệ 1 lít idophor pha trong 200 lít nước phun cho 2000m2, phun đều trên bề mặt chuồng trại và môi trường xung quanh và tôi thực hiện 1 lần đạt tỷ lệ 100%.
Khi trại có dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày và liều lượng cũng được tăng lên 1 lít idophor pha trong 200 lít nước phun cho 1000m2, ngày 1 - 2 lần liên tục cho đến khi hết dịch. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.2: