-Nhân cách được hình thành bằng cách lặp đi lặp lại và củng cố hành vi, thái độ=> tạo nên những bền vững đặc trưng cá nhân cho cá nhân.
-Những nét/cấu trúc nhân cách biểu hiện thường xuyên trong nhiều tình huống, nhiều mối quan hệ và chi phối các hoạt động, các hành vi ứng xử của họ một cách nhất quán trong một thời gian dài. => Tính ổn định của nhân cách cho phép con người có thể đánh giá, dự đoán những biểu hiện của một nhân cách nào đó trước những tình huống của cuộc sống và đưa ra những tác động giáo dục cụ thể. Tính linh hoạt của nhân cách cho phép chúng ta có thể giáo dục để hoàn thiện nhân cách cũng như uốn nắn làm thay đổi những nét nhân cách lệch chuẩn
VD : dân gian có câu: “ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”
2.2. Tính thống nhất
- Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính các đặc điểm tâm lý cá nhân.
- Sự liên kết những thành phần ừ của nhân cách như một tổng thể hữu cơ và chặt chẽ chúng luôn tương tác và ảnh hưởng qua lại với nhau.
=> Tính thống nhất của nhân cách cho phép chúng ta luôn nhìn nhận, đánh giá và giáo dục nhân cách một cách toàn diện, không biệt lập và tách rời
-Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa 3 cấp độ: cấp độ “nội cá nhân” ,cấp độ “liên cá nhân” và “siêu cá nhân”. Đó là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động và giao tiếp.
VD: “ Nói đi đôi với làm” thể hiện được sự thống nhất giữa ý thức với hoạt động.
-Nhân cách vừa là sản phẩm của xã hội, vừa là chủ thể của hoạt động và giao tiếp trong xã hội.
-Tính tích cực của nhân cách được thể hiện đa dạng và phong phú trong thực tế với mục đích thích ứng, cải tạo thế giới xung quanh và cải tạo bản thân.
-Nguồn gốc của tính tích cực nhân cách chính là hệ thống nhu cầu của con người, nhu cầu kích thích con người hoạt động nhằm tìm kiếm những đối tượng để thỏa mãn nó. Đối tượng và phương thức thỏa mãn nhu cầu luôn được con người sáng tạo và đổi mới không ngừng. Vì thế, tính tích cực nhân cách luôn gắn bó và phát triển trong quá trình thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. => Trong tác động và giáo dục con người cần chú trọng khơi dậy, nâng cao tính tích cực, chủ động của họ. Mọi hoạt động đều phải dựa trên sự phát huy những tiềm năng những nhu cầu của chính con người.
VD: Khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn, Hội thì mỗi sinh viên có một nhu cầu để thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản thân, cộng điểm rèn luyện… nên mỗi cá nhân đều tích cực trong quá trình tham gia.
2.4. Tính giao lưu
- Có bản chất giao lưu:
+Nhân cách chỉ tồn tại, thể hiện và phát triển qua giao lưu với người khác với cộng đồng xã hội.
+Hoạt động, giao lưu là phương thức tồn tại của con người.
+Nhờ giao lưu, cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân phù hợp với từng hoàn cảnh và các chuẩn mực xã hội.
=>Cần đặt con người trong các mối quan hệ xã hội để tác động và giáo dục, cần xây dựng các mối quan hệ trong nhóm, tập thể lành mạnh. Chú trọng mở rộng và tổ chức những hình thức giao lưu phù hợp cho từng đối tượng.
VD: dân gian có câu:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” hay “Đi cho biết đó biết đây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”