Sự hình thành và phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Tổng hợp các câu hỏi theo từng chương tâm lý học đại cương, kèm theo ví dụ mỗi phần (Trang 28 - 33)

3.1. Yếu tố sinh học

-Yếu tố sinh học làm các đặc điểm đặc trưng cho mỗi cá thể như đặc điểm hình thể giác quan khác hẳn kinh cấu trúc và chức năng não,…

+Những đặc điểm sinh học có thể là bẩm sinh (sinh ra đã có). + Di truyền (ghi lại trong gen truyền cho các thế hệ sau).

-Những tố chất sinh học có thể ảnh hưởng tới con đường, tốc độ và sự dễ dàng của một số đặc điểm nhân cách. Đặc biệt là mức độ đỉnh cao của sự khác biệt

=>Tóm lại, yếu tố sinh học giữ vai trò tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách, chúng không quyết định nhân cách ấy như thế nào.

VD: thiên tài âm nhạc M ozart sẽ không thể phát triển tài năng âm nhạc của mình nếu không có môi trường để rèn luyện và niềm đam mê yêu thích âm nhạc trong chính con người ông. Hay như, một người sinh ra đã mù lòa không phải người đó sẽ vĩnh viễn không biết đọc chữ không lĩnh hội được tri thức người đó vẫn có thể học được chữ nổi và đọc được sách viết bằng chữ nổi.

3.2. Yếu tố môi trường

- Môi trường là tập hợp các yếu tố bên ngoài tác động lên hoạt động sống của phần cá nhân và cộng đồng

+Môi trường tự nhiên: các điều kiện tự nhiên hạ sinh thái phục vụ cho cuộc sống của con người=> tác động một phần đến nếp suy nghĩ hay hướng phát triển năng lực nào đó của con người nhưng không trực tiếp.

VD: những người sống ở nơi gần biển thì thường làm nghề đi biển, dãi dầu với nắng mưa vì vậy họ thường phát triển theo lối sống mạnh mẽ, từng trải nhưng vô cùng hiền lành.

+Môi trường xã hội: môi trường kinh tế-chính trị, văn hóa xã hội, các mối quan hệ xã hội…=> tác động đến một mặt đạo đức và định hướng giá trị của con người sống trong xã hội ấy, nền kinh tế thị trường ứng dụng công nghệ và kỹ thuật cao chi phối hướng phát triển năng lực và hình thành các nét tính cách mới ở người.

VD: bác sĩ Singh người ấn độ đã tìm thấy cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ, khi được đưa ra khỏi rừng chô đã 12 tuổi. Kamala có

những đặc tính giống chó sói đi lại bằng tứ chi, cô không uống nước như người bình thường mà liếm và chỉ thích ăn thịt sống, ban đêm cô còn sủa lên như sói… cô không thể thành người thật sự và 18 tuổi thì đã qua đời.

+Môi trường vĩ mô toàn bộ những sự kiện và hiện tượng xã hội diễn ra trong phạm vi rộng về không gian và kéo dài về thời

gian=>cho con người một không gian học tập và quan hệ rộng mỏ, hình thành nên một thế giới ngày càng “phẳng” giúp sự hình thành năng lực đa dạng, những nét tính cách mới, nhu cầu thị hiếu cao của con người.

VD: Hiện nay, tình trạng bùng nổ dân số được xem là vấn nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp đang hoạt động. Nguồn lao động dồi dào vượt quá chỉ tiêu tuyển dụng từ các, phá vỡ cấu trúc lượng của các doanh nghiệp.

-Môi trường vi mô được giới hạn ở phạm vi hẹp gần gũi với cuộc sống con người bao gồm gia đình nhà trường các tổ chức đoàn hội câu lạc bộ=>gia đình là cái nôi, quy định phần lớn nhân cách của chúng ta.

-Môi trường là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách. Con người luôn sàng lọc trước những tác động của môi trường và tác động trở lại môi trường

=> Tính chất mức độ ảnh hưởng của môi trường còn tùy thuộc vào mức độ cá nhân tham gia vào môi trường,vào thái độ, nhu cầu, hứng thú, năng lực…của chính họ.

3.3.Yếu tố giáo dục

-Giáo dục là hoạt động chuyên biệt có mục đích, có kế hoạch, có chương trình và sử dụng những hình thức, phương thức tác động dựa trên cơ sở khoa học nhằm hình thành nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.

=> Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.

-Giáo dục vạch ra phương hướng, xác định mô hình nhân cách trong tương lai đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định

-Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa tri thức, kinh nghiệm được lựa chọn dưới sự dẫn dắt của thế hệ trước.

-Cách thức tác động của giáo dục dựa trên những thành tựu khoa học, các quy luật nhận thức và quy luật tâm lý của con người… vì thế nó mang lại hiệu quả phát triển cao và rút ngắn về thời gian -Giáo dục có thể phát huy, hiện thực hóa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như yếu tố sinh học, môi trường; đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt và hạn chế do các yếu tố này gây nên (bệnh tật, khuyết tật, hoàn cảnh không thuận lợi).

-Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó so với các chuẩn mực, hướng nó phát triển theo mong muốn của xã hội.

-Giáo dục đi trước sự phát triển, giáo dục luôn hướng về trình độ tương lai với những bậc phát triển ngày càng cao.

=> Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, cần phải đặt giáo dục trong mối quan hệ với các yếu tố khác

VD: điển hình là thầy giáo Nguyễn Ngọc ký, thầy bị bệnh và liệt cả 2 tay nhưng vẫn cố gắng phấn đấu, vươn lên vượt qua khó khăn để trở thành một nhà giáo ưu tú và là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ sau này.

3.4. Hoạt động và nhân cách

-Hoạt động là phương thức của sự tồn tại xã hội loài người nói chung và con người nói riêng.

+Mỗi hoạt động có những yêu cầu đặc trưng, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất tâm lý nhất định. Nhân cách hình thành từ yêu cầu của chính hoạt động.

+ Trong hoạt động diễn ra đồng thời, thống nhất 2 quá trình khách thể hóa và chủ thể hóa. Đó chính là diễn biến của hoạt động, thực chất là sự bộc lộ, thể hiện ý thức nhân cách và sự tiếp thu lĩnh hội nội dung đối tượng hình thành nhân cách của bản thân. Như vậy, nhân cách hình thành và thể hiện toàn tại trong hoạt động.

+ Trong hoạt động con người sáng tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần, đóng góp cho người khác, cho xã hội và cho bản thân, hình thành thói thái độ và khẳng định giá trị xã hội của nhân cách => Hoạt động nhớ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển của nhân cách.

VD: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.

3.5. Giao tiếp và nhân cách

-Cùng với hoạt động giao tiếp có vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách.

-Hoạt động bao giờ cũng diễn ra trong các mối quan hệ con người, vì vậy giao tiếp là điều tồn tại cá nhân và xã hội

-Qua giao tiếp cá nhân ga nhập và các quan hệ xã hội, lĩnh hội các giá trị, chuẩn mực xã hội chuyển thành những giá trị chuẩn mực của bản thân

-Trong giao tiếp con người nhận thức người khác, nhận thức bản thân, tự so sánh mình với người khác và với các chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân, hình thành “cái tôi” khách quan từ đó tự điều chỉnh thay đổi bản thân.

-Trong giao tiếp, cá nhân tác động vào ảnh hưởng tới người khác áo sự chuyển biến ở người khác và khẳng định giá trị xã hội của mình.

-Giao tiếp hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử ổn định, có ý nghĩa xã hội; đồng thời giao tiếp còn hình thành khả năng đồng cảm, một phẩm chất đặc trưng chỉ con người mới có.

VD: trẻ nhỏ tự so sánh bản thân mình với các bạn về học lực, sức khỏe, sự khéo léo,…để từ đó hình thành sự quyết tâm cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ không để thua kém bạn bè; khiến cho ông bà, ba mẹ vui lòng và mình cũng được vui vẻ và được thưởng.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các câu hỏi theo từng chương tâm lý học đại cương, kèm theo ví dụ mỗi phần (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w